Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 85 - 92)

- Lực lượng chuyên trách QTRR đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm

3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

quan điện tử ở Việt Nam

3.3.1Các giải pháp chung

3.3.1.1 Nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn áp dụng QTRR của ngành Hải quan để

hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành và phổ biến rộng rãi qua báo, website của ngành Hải quan.

- Hình thành đơn vị đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện cơ chế quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác QTRR thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp.

- Xây dựng giáo trình, sổ tay hướng dẫn và tổ chức các khóa đào tạo cho toàn thể cán bộ, công chức hải quan về công tác QTRR.

- Việc triển khai thực hiện giải pháp sẽ từng bước nâng cao nhận thức, đảm bảo tính thống nhất trong việc tiếp cận, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro của ngành Hải quan; đồng thời tạo sự lan tỏa về nhận thức trong cách tiếp cận và các nguyên tắc áp dụng QTRR của ngành Hải quan; qua đó tạo đà thúc đẩy quan hệ phối hợp, hợp tác giữa cơ quan hải quan với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

3.3.1.2 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản trị rủi ro

- Luật hóa các nội dung cơ bản mang tính nguyên tắc về thu thập, xử lý thông tin và QTRR trong chương trình sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan nhằm đảm bảo đầy đủ

cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các mặt công tác này.

- Bổ sung các quy định về thu thập, xử lý thông tin và QTRR trong Nghị định quy định, hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định quy định, hướng dẫn Luật Hải quan; bao gồm việc quy định các nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan trong áp dụng QTRR.

- Sửa đổi Điều 6 và 11, Nghị định 154/2005/ND-CP theo hướng việc kiểm tra thực tế được tiến hành đối với tất cả các loại hàng hóa trên cơ sở được lựa chọn trong hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cả việc sử dụng tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên. (Hiện nay Nghị định đang qui định việc miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và đối với một số loại hàng hóa);

- Xây dựng, trình Bộ ban hành Thông tư về hướng dẫn áp dụng QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (thay thế Quyết định 48/2008/QĐ-BTC) để cụ thể hóa các cơ sở pháp lý về thu thập, xử lý thông tin và QTRR.

- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định quy định áp dụng QTRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, để thống nhất về cơ chế, biện pháp, nội dung thu thập, xử lý thông tin và áp dụng QTRR trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan.

- Trên cơ sở văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về thu thập, xử lý thông tin và áp dụng QTRR trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, từng bước tiến đến hoàn thiện cơ chế này trong phạm vi toàn ngành.

3.3.1.3Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thu thập thông tin phục vụ cho quản trị rủi ro

- Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp tập trung trên cơ sở: tổ chức lại cơ chế, cách thức thu thập, xử lý thông tin ở phạm vi toàn ngành; phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm, đảm bảo việc cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin của các cấp, đơn vị hải quan; Các hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan được nâng cấp,

xây dựng nhằm đáp ứng đầy đủ thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ; Việc trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan được thực hiện theo cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, thông tin được trao đổi, kết nối qua hệ thống; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về trao đổi, cung cấp thông tin.

- Hình thành đầu mối chuyên trách thu thập, xử lý thông tin (theo mô hình Trung tâm xử lý thông tin tình báo của Hải quan các nước) để tiếp nhận, phân tích và điều phối xử lý thông tin trong phạm vi toàn ngành; sử dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ làm công cụ cho việc thu thập, phân tích, cung cấp thông tin đến các cấp, đơn vị hải quan trong toàn ngành. Định hướng phát triển mô hình thu thập, xử lý thông tin:

+ Tất cả các đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp đều được cung cấp, sử dụng thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn theo phân cấp thông qua hệ thống thông tin nghiệp vụ và có trách nhiệm cập nhật thông tin về kết quả thực hiện công việc của mình vào hệ thống của ngành Hải quan.

Riêng đối với lực lượng kiểm soát hải quan, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trinh sát để thu thập thông tin nghiệp vụ phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Đơn vị chuyên trách QTRR cấp Tổng cục có trách nhiệm phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ để tích hợp và xử lý thông tin được cập nhật từ đơn vị tác nghiệp tại Hải quan các cấp nêu trên; thu thập thông tin từ các nguồn khác có liên quan, qua đó tạo ra các thông tin nghiệp vụ cần thiết để cung cấp trở lại phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.

+ Đơn vị chuyên trách QTRR cấp Cục có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc cập nhật thông tin tại cấp đơn vị mình vào hệ thống; thu thập, xử lý thông tin bổ sung các thông tin nghiệp vụ đáp ứng cho các hoạt động nghiệp vụ trên địa bàn theo phân cấp.

- Các biện pháp thu thập, xử lý thông tin được tổ chức thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, sản phẩm thông tin đa dạng, có khả năng bao quát, hỗ trợ đầy đủ

cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:

• Chuẩn hóa các dữ liệu phục vụ cho việc xử lý dữ liệu tự động và phân tích đánh giá rủi ro;

• Dự báo xu hướng hoạt động thương mại ở trong nước và nước ngoài; • Dự báo tình hình, xu hướng vi phạm PLHQ;

• Chỉ ra và kiến nghị khắc phục những bất cập, sơ hở thiếu sót trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;

• Cung cấp thông tin về những nguy cơ và các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiến nghị áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp và có hiệu quả.

- Việc cập nhật, phản hồi thông tin trở thành một hoạt động thường xuyên và là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ.

- Thúc đẩy quan hệ phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan; nâng tầm quan hệ hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin với Hải quan các nước và các tổ chức, đơn vị, cá nhân ở nước ngoài.

- Xây dựng cơ chế thu thập, xử lý thông tin hải quan nhằm đảm bảo thông tin được cập nhật, quản lý, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Phát triển năng lực thu thập, xử lý thông tin của cán bộ, công chức hải quan.

3.3.1.4Nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản trị rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan

- Xây dựng, triển khai mở rộng áp dụng quản lý rủi trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa XNK (bao gồm cả hàng hóa XNK thương mại và không phải thương mại), QTRR điều tiết việc kiểm tra tại các khâu nghiệp vụ sau đây:

• Phân tích thông tin khai hải quan, kiểm tra điều kiện, quyết định chấp nhận đăng 88

ký tờ khai hải quan;

• Kết hợp đánh giá rủi ro người khai hải quan và lô hàng XK, NK để: Phân luồng kiểm tra trong thông quan; Xác định hàng hóa XK, NK được chuyển cửa khẩu; Xác định trường hợp cần kiểm tra định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu; Hỗ trợ quyết định giải phóng hàng, thông quan hàng hóa XNK; Phân luồng kiểm tra hồ sơ sau thông quan (phúc tập)

• Đánh giá rủi ro đối với người nộp thuế, hỗ trợ áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong việc miễn, giảm, hoàn thuế, thanh khoản;

• Đánh giá rủi ro đối với hàng hóa đưa ra, vào kho ngoại quan;

• Xác định trọng điểm phục vụ kiểm tra sau thông quan. Cùng với việc xác định trọng điểm trong kiểm tra hải quan, QTRR sẽ đưa ra cảnh báo rủi ro và các chỉ dẫn nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ cho công chức tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra thủ công, hệ thống sẽ chỉ dẫn tỷ lệ kiểm tra đối với lô hàng là 5%, 10% hoặc 100%.

• Trong giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, QTRR sẽ xác định: • Phương thức giám sát đối với lô hàng XNK;

• Các lô hàng rủi ro cần tập trung giám sát;

• Đưa ra cảnh báo rủi ro và các chỉ dẫn nghiệp vụ cần thiết để hỗ trợ cho việc giám sát đối với lô hàng XK, NK.

- Trong thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải XNC: Quản lý rủi ro sẽ tiếp nhận, phân tích rủi ro đối với thông tin trước về hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC (tầu biển, máy bay) để cảnh báo rủi ro và chủ động điều tiết các hoạt động:

• Giám sát đối với phương tiện XNC; • Kiểm tra phương tiện XNC;

• Kiểm tra đối với hàng hóa XNK ở khâu trước thông quan hoặc chuyển giao kiểm tra trong thông quan;

• Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác.

- Đối với hành khách XNC: Quản lý rủi ro sẽ tiếp nhận, phân tích rủi ro đối với thông tin trước về hành khách XNC, để:

• Xác định các trường hợp trọng điểm cần kiểm tra; 89

• Cảnh báo rủi ro;

• Đưa ra các chỉ dẫn nghiệp vụ;

• Cung cấp thông tin và hồ sơ rủi ro hành khách.

- Hỗ trợ các hoạt động kiểm soát và thanh tra chuyên ngành:

• Tổ chức hệ thống thông tin dữ liệu đa chiều, toàn diện và đầy đủ về hàng hóa XNK, phương tiện và hành khách XNC phục vụ việc tra cứu, khai thác, phân tích thông tin;

• Tổ chức cơ sở dữ liệu để quản lý các đối tượng trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và các vi phạm PLHQ khác;

• Cung cấp thông tin nghiệp vụ, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hải quan, kết quả đánh giá rủi ro để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát chống buôn lậu và thanh tra chuyên ngành.

3.3.1.5Kiện toàn bộ máy tổ chức

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách QTRR tại cơ quan Tổng cục Hải quan, theo hướng thành lập Cục thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro; hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách QTRR tại Cục Hải quan; kiện toàn bộ phận chuyên trách QTRR tại Chi cục Hải quan để phù hợp với quy mô, yêu cầu nghiệp vụ.

- Củng cố bộ máy có chức năng thu thập, xử lý thông tin, áp dụng QTRR tại các Cục nghiệp vụ khác tại Tổng cục có yêu cầu đặc thù (Cục Điều tra CBL, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế XNK) để vừa đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù, vừa thực hiện liên thông với đơn vị QTRR chuyên trách (Cục Thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro).

- Xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động và quan hệ phối hợp của đơn vị chuyên trách QTRR các cấp; Quy chế phối hợp giữa Cục thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro với các Cục nghiệp vụ khác (Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục thuế xuất nhập khẩu);

- Kiện toàn đơn vị quản lý rủi ro tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan; Phân cấp nhiệm vụ và quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị, tập

trung phân quyền trách nhiệm cho đơn vị cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan trong việc phân tích đánh giá rủi ro, thiết lập hồ sơ rủi ro nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định hình thức, mức độ kiểm tra;

- Tập trung nhân lực, thuê các chuyên gia nước ngoài xây dựng một kế hoạch, chiến lược quản lý rủi ro trước mắt và lâu dài, đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này;

- Xây dựng chiến lược tình báo thương mại từ đó có những đầu tư đúng mức về nguồn lực và tài chính trong lĩnh vực này, xây dựng đội ngũ chuyên trách trong lĩnh vực này;

-Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý rủi ro trên cơ sở các quy định, và chương trình kế hoạch thống nhất của toàn ngành;

- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức về quản lý rủi ro cho tầng lớp lãnh đạo và cán bộ công chức hải quan;

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức chuyên trách QTRR; xây dựng và áp dụng cơ chế luân chuyển phù hợp đối với cán bộ làm công tác QTRR;

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về QTRR.

3.3.1.6Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp

- Nâng cấp Website Hải quan theo hướng cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm, khai thác thông tin về các văn bản pháp qui qui định qui trình thủ tục hải quan; - Xây dựng cổng thông tin cho phép doanh nghiệp có thể truy cập thông tin về tình hình xuất nhập khẩu, tình hình nợ thuế, nộp thuế của bản thân doanh nghiệp thông qua tài khoản (User name, password) được đăng ký với cơ quan hải quan;

- Xây dựng trung tâm dịch vụ khách hàng với chức năng hướng dẫn qui trình thủ tục hải quan, giải đáp thắc mắc, kiểm tra sơ bộ tờ khai điện tử trước khi doanh nghiệp chính thức truyền đến điểm làm thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w