Những quy định chung về áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 37)

Từ kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc cho thấy muốn áp dụng có hiệu quà công tác quản trị rủi ro thì việc thu thập thông tin phải được thực hiện theo hệ thống

2.2.1 Những quy định chung về áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

vì nó giúp Việt Nam thực hiện quá trình hiện đại hóa hải quan cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan. Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 về kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan đã cụ thể hoá chương trình, kế hoạch hiện đại hoá Ngành Hải quan, trong đó quy định:

- Xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, doanh nghiệp, hành khách, và tập trung nhân lực, vật lực vào xử lý các lĩnh vực có độ rủi ro cao;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, đảm bảo thông tin đầy đủ, toàn diện và chính xác; đặc biệt, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tình báo nhằm hỗ trợ cho quản lý rủi ro của toàn Ngành.

Trong công ước KYOTO sửa đổi, bổ sung năm 1996 có khuyến nghị:

- Tiêu chuẩn 6.3. Khi thực hiện kiểm tra hải quan, cơ quan Hải quan phải áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro.

- Tiêu chuẩn 6.4. Cơ quan Hải quan phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định những người và hàng hoá, kể cả phương tiện vận tải cần được kiểm tra cũng như mức độ kiểm tra.

- Tiêu chuẩn 6.5. Cơ quan Hải quan phải xây dựng một chiến lược xác định mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ cho việc đánh giá khả năng vi phạm.

Như vậy, để đáp ứng được tốt nhất quá trình thông quan hàng hoá, các quy định, công ước quốc tế và các chương trình cải cách đổi mới đề ra thì việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu.

2.2 Hoạt động quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

2.2.1 Những quy định chung về áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quanđiện tử ở Việt Nam điện tử ở Việt Nam

2.2.1.1Nguyên tắc áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam được áp dụng trên cơ sở các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ hai: Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp dưới đây :

a) Không tuân thủ pháp luật hải quan; b) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

c) Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao; d) Lựa chọn ngẫu nhiên.

Thứ ba: Cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra đối với các đối tượng không thuộc các trường hợp quy nêu trên.

Thứ tư: Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro theo quy trình và các quy định về quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại Quyết định 48/2008/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, .

Thứ năm: Các quy trình nghiệp vụ hải quan phải được xây dựng, áp dụng dựa trên các quy định về áp dụng quản lý rủi ro18.

2.2.1.2 Đối tượng áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Để có thông tin phục vụ quản trị rủi ro cơ quan Hải quan thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về các đối tượng sau:

• Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan;

• Quốc gia, khu vực xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá ra vào Việt Nam;

• Thông tin và chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

• Quy trình thủ tục hải quan và các hoạt động liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (hàng hóa, trị giá, thanh toán, phương tiện vận tải, địa điểm làm thủ tục,...);

Trên cơ sở thu thập thông tin phục vụ quản trị rủi ro nêu trên, đối tượng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam được xác định gồm các trường hợp sau:

• Đối tượng được xác định từ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro;

• Đối tượng theo hồ sơ quản lý rủi ro;

• Đối tượng được xác định từ kết quả thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan;

• Đối tượng có dấu hiệu rủi ro;

• Không có thông tin hoặc thông tin không rõ ràng về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

2.2.1.3Phạm vi áp dụng quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Quản trị rủi ro được áp dụng trong nghiệp vụ hải quan, bao gồm các lĩnh vực:

• Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải;

• Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện;

• Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan;

• Kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;

• Kiểm tra sau thông quan: trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan.

• Các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam phạm vi và lĩnh vực áp dụng quản trị rủi ro bao gồm:

• Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; bao gồm vi phạm các quy định về:

- Chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; - An ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng;

- Hàng hoá quản lý theo quy định công ước CITES và công ước BASEL; - Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác.

• Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi phạm các quy định về:

- Khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Hồ sơ, chứng từ khai hải quan;

- Trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành;

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w