- Kiểm tra sau thông quan;
2.3.1 Đặc điểm áp dụng kỹ thuật quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
ở Việt Nam
2.3.1 Đặc điểm áp dụng kỹ thuật quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ởViệt Nam Việt Nam
2.3.1.1 Đặc điểm về nội dung
Áp dụng kỹ thuật quản trị rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro và hồ sơ tuân thủ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ra quyết định dựa trên việc phân tích thông tin với sự hỗ trợ của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Nội dung của việc ra quyết định thể hiện ở các điểm sau:
• Chấp nhận/từ chối thông tin khai hải quan
• Hướng dẫn thủ tục hải quan
• Hình thức mức độ kiểm tra
• Quyết định thông quan/giải phóng hàng
• Xác định đối tượng kiểm tra sau thông quan
2.3.1.2Đặc điểm về tiêu chí
• Tiêu chí quản trị rủi ro là dấu hiệu có giá trị định lượng, làm công cụ để đánh giá mức độ rủi ro và hỗ trợ việc quyết định biện pháp xử lý rủi ro một cách phù hợp, có hiệu quả.
• Việc xây dựng tiêu chí quản trị rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử được dựa trên các căn cứ sau đây:
- Quy định của pháp luật về hải quan; quy trình, quy định của ngành Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể;
- Mục tiêu, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hải quan;
- Hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
• Có 04 loại tiêu chí quản lý rủi ro20.
Loại 1) Tiêu chí quy định: là tiêu chí quản lý rủi ro được xây dựng dựa trên quy định hiện hành của pháp luật hải quan, chính sách quản lý hiện hành về hàng hoá và thuế xuất khẩu, nhập khẩu và những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng quản lý rủi ro trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.
- Tiêu chí quy định được xây dựng dựa trên các cơ sở : quy định của pháp luật hải quan về kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; quy định của pháp luật thuế về việc kiểm tra thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; văn bản chỉ đạo, yêu cầu của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; chỉ đạo, yêu cầu nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Tiêu chí quy định là căn cứ cho việc quyết định hình thức kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, bao gồm: Kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan; Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan; Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Loại 2) Tiêu chí phân tích: là tiêu chí quản lý rủi ro được thiết lập dựa trên kết quả phân tích thông tin của công chức hải quan, đánh giá về khả năng, mức độ của tình huống vi phạm pháp luật về hải quan có thể xảy ra.
- Tiêu chí phân tích được thiết lập dưới dạng tổ hợp rủi ro, theo tình huống rủi ro và dựa trên các cơ sở sau: hồ sơ quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; dấu hiệu rủi ro được xác định từ kết quả thu thập, phân tích thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; yêu cầu phối hợp nghiệp vụ của các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan.
- Tiêu chí phân tích được thiết lập dưới dạng tổ hợp rủi ro để mô tả tình huống rủi ro có thể xảy ra tại địa điểm và trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Tiêu chí phân tích là căn cứ cho việc quyết định hình thức kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, bao gồm: kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hoá.
Loại 3) Tiêu chí tính điểm: là tiêu chí quản lý rủi ro dựa trên việc áp dụng thuật toán và điểm số rủi ro để đánh giá mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động hải quan và lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Tiêu chí tính điểm rủi ro được áp dụng để xác định mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp và lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Tiêu chí tính điểm rủi ro doanh nghiệp được xây dựng dựa trên việc tính điểm rủi ro theo Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp. Tiêu chí tính điểm rủi ro doanh nghiệp được áp dụng cho việc đánh giá, phân loại rủi ro doanh nghiệp, theo 03 loại: rủi ro thấp; rủi ro trung bình; rủi ro cao. Kết quả đánh giá, phân loại rủi ro doanh nghiệp được kết hợp sử dụng trong đánh giá rủi ro đối với lô hàng xuất nhập khẩu.
- Tiêu chí tính điểm rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được xây dựng dựa trên việc tính điểm rủi ro theo Bộ tiêu chí tính điểm. Kết quả tính điểm rủi ro là cơ sở cho việc quyết định hình thức kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, bao gồm: kiểm tra sơ bộ hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hoá: kết quả phân loại rủi ro thấp; kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hoá: kết quả phân loại rủi ro trung bình; kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá: kết quả phân loại rủi ro cao.
Loại 4) Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên: là việc áp dụng phép toán xác suất, thống kê và các chỉ số liên quan để lựa chọn ngẫu nhiên đối tượng kiểm tra theo tỉ lệ nhất định phù hợp với quy định của pháp luật hải quan.
- Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên được áp dụng để phân tích, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng dựa trên việc lựa chọn xác suất lô hàng để kiểm tra thực tế hàng hoá theo các chỉ số: loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; nhóm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; xuất xứ hàng hoá; doanh nghiệp; mức độ rủi ro theo nhóm đối tượng cụ thể; tỷ lệ xác suất lựa chọn.
- Việc lựa chọn ngẫu nhiên được thực hiện tự động trên hệ thống với tỷ lệ kiểm tra không quá 5% tổng số lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo tỷ lệ bình quân của các ngày trong tháng trước đó tại một Chi cục.