- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn áp dụng QTRR của ngành Hải quan để
3.3.2 Các giải pháp cụ thể
3.3.2.1Hoàn thiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro
• Đo lường, đánh giá tuân thủ:
Đo lường, đánh giá tuân thủ trở thành một công tác nghiệp vụ cơ bản nhằm đưa ra được bản đồ tổng thể về tuân thủ và những nguy cơ không tuân thủ trong các lĩnh vực hoạt động XNK, cụ thể:
- Ban hành áp dụng bộ chỉ số đánh giá tuân thủ trong các lĩnh vực XK, NK hàng hóa;
- Đưa ra được kết quả đánh giá, phân loại về mức độ tuân thủ trên các lĩnh vực XNK đối với một số loại hình hoạt động và ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động XNK.
• Phân tích, đánh giá rủi ro:
- Phân tích rủi ro được thực hiện vừa đảm bảo bao quát trên các lĩnh vực hoạt động hải quan, vừa tập trung đi sâu vào các lĩnh vực trọng điểm: trị giá, phân loại, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ, môi trường, ma túy, hàng cấm… trên các cơ sở dữ liệu được chuẩn hóa, ứng dụng có chiều sâu các thuật toán thống kê để chẩn đoán, phát hiện các nguy cơ vi phạm PLHQ;
- Hồ sơ rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan được triển khai sâu, rộng, trở thành công tác thường xuyên đáp ứng yêu cầu theo dõi, kiểm soát rủi ro;
- Kỹ thuật xác định trọng điểm được thực hiện ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan; được tổ chức theo các chuyên đề chuyên sâu gắn với các ngành hàng, loại hình, lĩnh vực và các nhóm đối tượng cụ thể để kịp thời phát hiện, hạn chế thấp nhất các vi phạm PLHQ;
- Năng lực phân tích, đánh giá rủi ro của CBCC được nâng cao, nhạy bén với những biến động, thay đổi trên môi trường hoạt động hải quan; đảm bảo theo dõi, kiểm tra chặt chẽ quá trình xử lý rủi ro, những biến động, thay đổi của rủi ro; phát hiện kịp
thời những rủi ro mới xuất hiện để có biện pháp kiểm soát hiệu quả.
• Quản lý tuân thủ doanh nghiệp:
- Hành lang pháp lý về quản lý tuân thủ doanh nghiệp được xây dựng cùng với cơ chế chính sách đảm bảo tăng cường tuân thủ của doanh nghiệp;
- Bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động được xây dựng và ứng dụng trong thực tiễn;
- Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp được nâng cấp, phát triển trên cơ sở tích hợp, cập nhật thông tin từ nhiều nguồn ở trong và ngoài ngành nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Quan hệ hợp tác Hải quan - doanh nghiệp được mở rộng; ký kết biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác trao đổi thông tin với phần lớn các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng lớn, hình thành các nguồn thông tin thường xuyên và quan trọng phục vụ cho công tác QLRR;
- Theo dõi, phân tích hoạt động của doanh nghiệp trở thành kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR nhằm đáp ứng yêu cầu đánh giá, quản lý tuân thủ doanh nghiệp.
- Thiết lập cơ chế đảm bảo việc cập nhật, phản hồi đầy đủ, kịp thời thông tin và kết quả tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy trình, quy định trong thực hiện kiểm tra, giám sát của công chức hải quan.
3.3.2.1Hoàn thiện mô hình phân luồng hàng hóa áp dụng quản trị rủi ro
• Hoàn thiện bộ tiêu chí động
- Rà soát, bổ sung các tiêu chí và ban hành văn bản yêu cầu doanh nghiệp khai hải quan để phục vụ việc thu thập thông tin cho bộ tiêu chí động;
- Xây dựng cơ chế phân lớp cho bộ tiêu chí động theo từng khu vực, địa bàn hải quan (cảng biển, sân bay, bưu điện, cửa khẩu đường bộ, ...). Mỗi đơn vị ngoài bộ tiêu
chí động chung toàn quốc có bộ tiêu chí động riêng để phản ánh tình hình thực tế tại khu vực quản lý.
• Hoàn thiện bộ tiêu chí tĩnh
- Bổ sung các nhóm và các tiêu chí mới cho bộ tiêu chí tĩnh để phản ánh được loại hình xuất/nhập khẩu hảng hóa, tuyến đường của hàng hóa, tính chất của đơn vị hải quan quản lý tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
- Chi tiết hóa các tiêu chí tĩnh từ bộ tiêu chí hiện tại (hiện có 83 tiêu chí) và bổ sung các tiêu chí mới (cần đạt từ 300 đến 500 tiêu chí);
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp mang tính tổng quát hơn có xem xét doanh nghiệp trong tất cả các mối liên hệ như công ty mẹ và công ty con; các chủ công ty có mối liên hệ gia đình; ...;
• Hoàn thiện công thức tính toán rủi ro qua bộ tiêu chí tĩnh
Đưa vào công thức tính toán rủi ro theo bộ tiêu chí tĩnh thành phần phản ánh kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa liên tục nhưng không phát hiện ra sai phạm. Cụ thể thư sau:
R = Σ Ki x Ri – Kα xAα xN Trong đó:
- Kα: Trọng số phản ánh việc kiểm tra (chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa) liên tục nhưng không phát hiện ra sai phạm;
- Aα: Điểm rủi ro của một lần kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm;
- N: Số lần kiểm tra liên tục không phát hiện sai phạm gần đây nhất (giả sử trong 1 tháng gần đây kiểm tra 10 lần, lần thứ 6 phát hiện sai phạm khi đó N = 4 vì chỉ tính các lần thứ 7, 8, 9, 10).
- Bổ sung thêm các qui tắc lựa chọn ngẫu nhiên. Hiện tại chỉ có một nguyên tắc lựa chọn duy nhất là trong 20 tờ sẽ chọn một tờ như vậy sẽ kém khách quan và dễ bị lợi dụng (nếu tờ thứ 10 bị chuyển vào luồng đỏ do lựa chọn ngẫu nhiên thì cán bộ hải quan sẽ biết trắc trong 10 tờ tiếp theo sẽ không bị lựa chọn nữa);
- Xây dựng cơ chế điều chỉnh tỷ lệ lựa chọn lô hàng có độ rủi ro thấp để chuyển sang luồng đỏ
3.3.2.2Hoàn thiện công tác vận hành qui trình quản lý rủi ro
- Hoàn thiện công tác vận hành tiêu chí động: xây dựng cơ chế cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin liên quan đến tiêu chí động trong phạm vi toàn quốc với mục tiêu đảm bảo tính đầu đủ, chính xác, kịp thời của thông tin;triển khai cơ chế trên trong toàn bộ hệ thống của ngành hải quan từ Tổng cục hải quan đến Cục hải quan các Tỉnh, thành phố và đến các địa điểm làm thủ tục hải quan; tăng cường trao đổi thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa với các Bộ, ban, Ngành và hải quan trên thế giới.
- Hoàn thiện công tác vận hành tiêu chí tĩnh: xây dựng cơ chế cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin liên quan đến tiêu chí tĩnh đảm bảo tính đầu đủ, chính xác, kịp thời của thông tin; thường xuyên đánh giá lại mức độ rủi ro của từng tiêu chí trên cơ sở thủ thập thông tin của các địa phương trong cả nước; xây dựng các bộ tiêu chí tĩnh áp dụng cho từng loại hình xuất khẩu/nhập khẩu, khu vực hải quan (đường bộ, sân bay, cảng biển, đường sắt, bưu điện, khu chế xuất, khu công nghiệp, ...); xây dựng bộ trọng số áp dụng cho từng loại hình xuất khẩu/nhập khẩu, khu vực hải quan và có cơ chế kiểm tra điều chỉnh các trọng số cho phù hợp với tình hình thực tế;
- Tăng cường trao đổi, thu thập thông tin của các Bộ, Ngành để xác định mức độ rủi ro của từng tiêu chí. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và hiệu chỉnh kịp thời mức đô rủi ro của các tiêu chí.
- Hoàn thiện việc thu thập, phân tích thông tin phục vụ các bước của qui trình quản lý rủi ro, cụ thể:
Thứ nhất : Thu thập thông tin tình báo, bao gồm việc xây dựng chiến lược tình báo thương mại từ đó có những đầu tư đúng mức về nguồn lực và tài chính trong lĩnh vực này; xây dựng đội ngũ chuyên trách trong lĩnh vực này;tăng cường hợp tác với hải quan các nước và cộng đồng thương mại;
Thứ hai: Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan, bao gồm việc trình Bộ tài chính, các Bộ, Ban, Ngành có liên quan xây dựng, ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trên cơ sở các chuẩn đã có trên thế giới như EDI, ebXML, ...; thành lập kênh trao đổi, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp giữa Hải quan - Thuế - Kho bạc - Ngân hàng.
- Áp dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa. Như máy soi container, máy soi hành lý, máy phân tích phân loại hàng hóa, máy phát hiện ma túy, phóng xạ, các chất hóa học gây hại cho môi trường;
- Hoàn thiện công tác vận hành các bộ tiêu chí , xây dựng cơ chế cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin liên quan đến tiêu chí trong phạm vi toàn quốc với mục tiêu đảm bảo tính đầu đủ, chính xác, kịp thời của thông tin;
3.3.2.3Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ quản rị rủi ro
- Hoàn thiện các hệ thống lõi của ngành hải quan theo hướng xử lý tập trung tại cấp Tổng cục. Phát triển hệ thống thông tin nghiệp vụ đảm bảo các yêu cầu: Tích hợp, quản lý các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ phục vụ QTRR; Cung cấp đầy đủ chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đáp ứng cho các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; Kết nối hệ thống thông tin tình báo (VCIS) trong khuôn khổ dự án hợp tác hỗ trợ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Điều này sẽ đem lại một số lợi ích như thông tin phản ánh về các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (tình hình nợ thuế, vi phạm, ...) sẽ chính xác và kịp thời hơn; việc tích hợp về mặt thông tin giữa các hệ thống lõi và hệ thống Quản lý rủi ro thực hiện dễ dàng, chính xác, thuận lợi hơn;
- Xây dựng hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia và đưa vào ứng dụng, từng bước đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin đầy đủ với các Bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu thủ tục hải quan điện tử;
- Xây dựng các ứng dụng tích hợp cho phép hệ thống công nghệ thông tin quản trị rủi ro có thể trao đổi thông tin dễ dàng, thuận lợi với các hệ thống hoạt động độc lập khác của Hải quan như : hệ thống quản lý rủi ro phục vụ sau thông quan, hệ thống thông tin tình báo, hệ thống thông tin vi phạm cưỡng chế thuế, hệ thống thông tin manifest …
- Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp trên cơ sở tích hợp, cập nhật thông tin từ nhiều nguồn ở trong và ngoài ngành nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ cán bộ hải quan phân tích, tổng hợp thông tin áp dụng các chuẩn mực như phân tích tỷ số, phân tích chuỗi thời gian, phân hồi qui, phân tích tương quan;
- Triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử bao gồm cả việc triển khai thanh toán điện tử trên cả nước. Việc thay thể thủ tục hải quan truyền thống bằng thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp cho việc bổ sung nhiều thông tin phục vụ quản lý rủi ro như thông tin về manifest, thông tin về thanh toán của doanh nghiệp qua hệ thống ngân hàng, ...;
- Triển khai nâng cấp hệ thống mạng WAN để liên kết Tổng cục hải quan, Cục hải quan tỉnh, thành phố và tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan với mục tiêu đảm bảo thông tin được thông suốt kịp thời.
- Trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại (hệ thống camera, máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống định vị toàn cầu) nâng cao hiệu quả công tác giám sát quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp phục vụ quản trị rủi ro.
KẾT LUẬN
Quản lý rủi ro hiệu quả là trọng tâm của tiến trình cải cách hiện đại hoá các hoạt động hải quan. Quản lý rủi ro là phương tiện duy nhất để cơ quan hải quan đạt được sự cân xứng giữa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và kiểm soát theo quy định luật pháp. Hải quan bất kỳ một nước nào cũng có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro dù họ hiện đang sử dụng hệ thống tự động hay thủ công.
Trong nhũng năm triển triển khai áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại bên cạnh những thành công đã đạt được về tăng cường tạo thuận lợi thương mại và nâng cao chất lượng quản lý hải quan để thực hiện các cam kết quốc tế cũng như các yêu cầu từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều vấn đề trong lĩnh vực này cần phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa.
Luận văn “Quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam” đề cập tới vấn đề cấp bách này. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết chung về thủ tục hải quan, cũng như về quản trị rủi ro trên cơ sở đó làm rõ làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.
Từ những nghiên cứu lý thuyết luận văn đi tới nghiên cứu thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả cũng như những tồn tại trong khung pháp lý, trong qui trình quản lý rủi ro cũng như những tồn tại trong quá trình vận hành qui trình trên.
Xuất phát từ những cơ hội và thách thức đối với ngành hải quan cũng như phương hướng triển khai quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam thời gian tới luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam như hoàn thiện khung pháp lý, qui trình quản lý rủi ro, quá trình vận hành qui trình quản lý rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức, nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ v.v..