Về hiệu quả của metformin trên chỉ số BMI

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về vai trò của metformin trong điều trị tăng cân trên bệnh nhân sử dụng các thuốc an thần kinh không điển hình (Trang 105)

a. Về kết quả phân tích gộp trên toàn bộ các nghiên cứu

Tác dụng của metformin làm giảm chỉ số BMI có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về chênh lệch chỉ số BMI sau và trước nghiên cứu của nhóm metformin (N = 262) và nhóm giả dược (N = 272) là -1,45 (-1,94 ; -0,97), với p<0,00001. Kết quả này phù hợp với hiệu quả giảm cân của metformin đã được chứng minh trong phần trên.

Tương tự mức độ dị biệt khi phân tích hiệu quả của metformin trên chỉ số cân nặng, mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu khi phân tích trên chỉ số BMI tương đối lớn I2

= 84%. Do đó, chúng tôi tiến hành phân tích dưới nhóm để xác định nguyên nhân gây dị biệt, đồng thời xác đinh nhóm bệnh nhân hay cách can thiệp trong đó metformin thể hiện tác dụng giảm chỉ số BMI tốt nhất.

b. Về kết quả phân tích gộp dưới nhóm

Khi phân tích trên chỉ số BMI, chúng tôi không thực hiện phân tích gộp trên nhóm bệnh nhân trẻ em và trẻ vị thành niên và nhóm bệnh nhân nội trú vì mỗi nhóm chỉ có 1 nghiên cứu. Trong hầu hết các phân tích gộp dưới nhóm, kết quả về mức độ ảnh hưởng (hiệu quả) của metformin và mức độ dị biệt của các nghiên cứu trên chỉ số BMI đều tương ứng với kết quả thu được khi phân tích gộp trên chỉ số cân nặng. Kết quả này chứng minh một lần nữa cho hiệu quả của metformin trên cân nặng do BMI và cân nặng là 2 chỉ số có liên hệ chặt chẽ.

Về mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu

Mức độ dị biệt của các phân tích dưới nhóm trên chỉ số BMI tương ứng với kết quả thu được khi phân tích trên chỉ số cân nặng.

Tương tự như các phân tích trên chỉ số cân nặng, mức độ dị biệt khi phân tích trên chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân người lớn rất cao (86%), và cao hơn cả mức độ dị biệt khi phân tích gộp trên cả bệnh nhân người lớn và trẻ em (84%). Mức độ dị biệt trong các phân tích dưới nhóm còn lại khá cao tương tự với mức độ dị biệt khi phân tích trên chỉ số cân nặng. Mức độ dị biệt cao này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích trên chỉ số cân nặng vì cân nặng, BMI là các thông số có liên quan chặt chẽ.

92

Mức độ dị biệt trong nhóm bệnh nhân dùng clozapin và bệnh nhân điều trị trong thời gian dài vẫn là thấp nhất trong tất cả các phân tích dưới nhóm. Tuy nhiên, khác với phân tích trên cân nặng (I2 = 0%), mức độ dị biệt của 2 nhóm bệnh nhân trên đã lên đến 41%.

Về mức độ ảnh hưởng (hiệu quả) của metformin

Mức độ giảm chỉ số BMI của phần lớn các nhóm bệnh nhân tương ứng với kết quả thu được trên chỉ số cân nặng. Độ giảm chỉ số BMI ở nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt giai đoạn đầu là lớn nhất : -1,74 (-2,29 ; -1,20) kg/m2 trong tất cả các phân tích dưới nhóm. Mức độ giảm chỉ số BMI ở bệnh nhân ngoại trú là -1,66 (- 2,35 ; -1,10) kg/m2 cao hơn mức độ giảm BMI trung bình của tất cả các nhóm bệnh nhân. Chỉ số BMI của bệnh nhân dùng olanzapin giảm không có ý nghĩa thống kê (- 1,05 (-2,34 ; 0,25 ) kg/m2). Liều thấp metformin giúp bệnh nhân giảm chỉ số BMI tốt hơn liều cao metformin (mức độ giảm chỉ số BMI ở liều thấp là: -1,67 (-2,24 ; - 1,10) kg/m2, và ở liều cao là : -0,98 (-1,63 ;-0,32) kg/m2). Và mức giảm chỉ số BMI ở bệnh nhân trong các nghiên cứu thời gian dài và nghiên cứu thời gian ngắn gần như tương đương nhau (nghiên cứu thời gian dài : -1,44 (-2,00 ; -0,88) kg/m2

và nghiên cứu thời gian ngắn : -1,45 (-2,08 ;-0,82) kg/m2).

Tuy nhiên, mức giảm chỉ số BMI có một số khác biệt so với chỉ số cân nặng. Mức giảm chỉ số BMI ở bệnh nhân người lớn chỉ là -1,44 (-1,97 ; -0,92) kg/m2, thấp hơn mức giảm chỉ số BMI ở bệnh nhân trẻ em theo nghiên cứu của Klein 2006 (- 1,55 (-2,56 ; -0,54) kg/m2). Kết quả ngày ngược với kết quả về chỉ số cân nặng (bệnh nhân người lớn có mức giảm cân nặng cao hơn bệnh nhân trẻ em). Sự đối nghịch này là hợp lý vì chỉ số BMI là thông số thứ phát, thu được khi lấy cân nặng chia bình phương chiều cao. Chiều cao của bệnh nhân trẻ em và trẻ vị thành niên thấp hơn chiều cao của bệnh nhân người lớn nên độ giảm chỉ số BMI của bệnh nhân trẻ em và trẻ vị thành niên tăng hơn so với bệnh nhân người lớn.

Mức giảm trung bình chỉ số BMI ở bệnh nhân dùng olanzapin (-1,05 kg/m2) nhỉnh hơn mức giảm trung bình của bệnh nhân dùng clozapin là -0,97 (-1,34 ; -0,51) kg/m2, trong khi trên chỉ số cân nặng, mức giảm trung bình của bệnh nhân dùng olanzapin thấp hơn bệnh nhân dùng clozapin (tương ứng là -2,19 kg và -2,57 kg).

93

Tuy nhiên, cả sự khác biệt trên cân nặng và sự khác biệt trên chỉ số BMI của 2 nhóm là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về vai trò của metformin trong điều trị tăng cân trên bệnh nhân sử dụng các thuốc an thần kinh không điển hình (Trang 105)