Dữ liệu cho phân tích gộp là các biến liên tục bao gồm: cân nặng, chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng. Các thông số cần trong phân tích gộp gồm: cỡ mẫu, độ chênh lệch trung bình về cân nặng, chỉ số BMI và chỉ số vòng bụng sau và trước nghiên cứu trên cùng một nhóm nghiên cứu, và độ lệch chuẩn.
Khi các bài báo không nêu rõ độ lệch chuẩn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tính toán độ lệch chuẩn theo các phương pháp trong sổ tay hướng dẫn làm tổng quan hệ thống của Cochrane [89]. Cụ thể, các thông số độ lệch chuẩn được tính từ khoảng tin cậy 95% khi so sánh trong cùng một nhóm can thiệp tại thời điểm sau và trước nghiên cứu, hoặc tính từ giá trị t hoặc p khi so sánh giữa 2 nhóm can thiệp (nhóm metformin và giả dược).
Khi so sánh trong cùng một nhóm can thiệp, độ lệch chuẩn được tính từ khoảng tin cậy 95% theo công thức :
SD = x (giới hạn trên – giới hạn dưới)/(2 x t0,05 ; N-1) Trong đó:
N : cỡ mẫu
Giới hạn trên, giới hạn dưới : lần lượt là giá trị của giới hạn trên và giới hạn dưới của khoảng tin cậy 95%.
t0,05 ; N-1 : giá trị t ứng với độ tin cậy 0,05 và số bậc tự do (N-1), t0,05 ; N-1 = tinv (0,05; N-1)
Khi so sánh giữa 2 nhóm can thiệp, độ lệch chuẩn được ước tính từ sai số chuẩn, khoảng tin cậy 95%, giá trị t và p của chênh lệch giữa nhóm thử và nhóm chứng theo công thức :
35
SD =
Trong đó :
Ne và Nc: lần lượt là cỡ mẫu của nhóm thử (nhóm metformin) và nhóm chứng (nhóm giả dược).
SE : sai số chuẩn, SE được tính theo các công thức : SE= MD/t
hoặc SE= (giới hạn trên - giới hạn dưới)/(2 x t) Trong đó : MD : khác biệt trung bình giữa 2 nhóm can thiệp.
t : giá trị t ứng với độ tin cậy 0,05 và số bậc tự do (Ne + Nc - 2), t = tinv (p ; Ne + Nc - 2).
Giới hạn trên, giới hạn dưới : lần lượt là giá trị của giới hạn trên và giới hạn dưới của khoảng tin cậy 95%.
Khi các dữ liệu cần thiết cho phân tích gộp đã được chiết xuất trực tiếp hoặc tính toán, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nhập số liệu vào phần mềm Review Manager 5.3. Sau đó, tùy theo mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu và số lượng nghiên cứu được bao gồm trong phân tích gộp mà mô hình phân tích gộp thích hợp được lựa chọn.
Mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu được coi là đáng kể khi I2 ≥ 25%. Nếu mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu là đáng kể hoặc có ít hơn 5 nghiên cứu được bao gồm trong phân tích gộp thì mô hình phân tích gộp ảnh hưởng biến thiên (radom effect model) được sử dụng. Trong các trường hợp còn lại, sử dụng mô hình phân tích gộp ảnh hưởng cố định (fixed effect model).
Khi mức độ dị biệt giữa các nghiên cứu là đáng kể, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích gộp dưới nhóm để xác định nguyên nhân gây dị biệt.
Kết quả của phân tích gộp được biểu diễn dưới dạng biểu đồ gộp và biểu đồ phễu.
Biểu đồ gộp thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nghiên cứu và khoảng tin cậy 95% của nó. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nghiên cứu, ký hiệu di, là mức độ khác
36
biệt trung bình về chênh lệch (cân nặng, chỉ số BMI hoặc chỉ số vòng bụng) sau và trước nghiên cứu giữa các nhóm can thiệp (metformin và giả dược).
Một thông số nữa được biểu hiện trong biểu đồ gộp là trọng số của mỗi nghiên cứu. Trọng số của mỗi nghiên cứu, ký hiệu Wi, là nghịch đảo của phương sai của mức độ ảnh hưởng di.
Thông số quan trọng nhất được thể hiện trong biểu đồ gộp là mức độ ảnh hưởng trung bình, ký hiệu d, và khoảng tin cậy 95% của nó. Mức độ ảnh hưởng trung bình chính là mức độ khác biệt trung bình về chênh lệch (cân nặng, chỉ số BMI hoặc chỉ số vòng bụng) sau và trước nghiên cứu giữa các nhóm metformin và giả dược chung của tất cả các nghiên cứu.
Biểu đồ phễu được sử dụng để đánh giá khả năng thiên vị trong xuất bản. Trong biểu đồ phễu, trục tung biểu diễn độ chính xác và trục hoàng biểu diễn mức độ ảnh hưởng di của từng nghiên cứu. Độ chính xác của mỗi nghiên cứu, ký hiệu là
precision, là nghịch đảo của sai số chuẩn của mức độ ảnh hưởng di. Nếu biểu đồ phễu cân đối thì không xảy ra thiên vị xuất bản, ngược lại, sự thiếu cân đối của biểu đồ phễu là dấu hiệu cho thấy có sự thiên vị trong xuất bản. Biểu đồ phễu chỉ được sử dụng khi phép phân tích gộp bao gồm ít nhất 10 nghiên cứu, vì nếu có ít hơn 10 nghiên cứu, khả năng nhận định sự bất đối xứng trong biểu đồ phễu là rất thấp [89].
37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU