Ưu nhược điểm của phương pháp tổng quan hệ thống

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về vai trò của metformin trong điều trị tăng cân trên bệnh nhân sử dụng các thuốc an thần kinh không điển hình (Trang 30)

a. Ưu điểm

Tổng quan hệ thống đánh giá khách quan các chứng cứ, với cách tiếp cận hệ thống để làm giảm sai lệch và sai số ngẫu nhiên. Từ đó, làm tăng độ chính xác của các ước lượng gộp, tăng ý nghĩa thống kê của tác động gộp [89].

Tổng quan hệ thống sử dụng các can thiệp có hiệu quả kịp thời và đưa ra các câu hỏi nghiên cứu trong tương lai [89].

b. Nhược điểm

Trong nhiều trường hợp kết quả của một nghiên cứu tổng quan hệ thống mâu thuẫn với kết quả của một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác hoặc của một thử nghiệm lâm sàng lớn.

Phương pháp sử dụng trong tổng quan hệ thống là quan sát, trong đó nhóm nghiên cứu tự quy định và lựa chọn các biến số chính của quần thể đối tượng được nghiên cứu (ví dụ như các nghiên cứu được lựa chọn và các nghiên cứu bị loại trừ). Do đó, đánh giá về tính ứng dụng và giá trị của các nghiên cứu được hình thành ngay từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu [27].

1.3.1.3. Các bước thực hiện tổng quan hệ thống

(1) Hình thành câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu được hình thành rõ ràng cụ thể theo các nội dung về: đối tượng bệnh nhân hay quần thể (Patient, ký hiệu là P), các phương pháp can thiệp

17

hay điều trị (Intervention, ký hiệu là I), nhóm so sánh hay nhóm chứng (Comparison, ký hiệu là C), kết quả đầu ra (Outcome, ký hiệu là O) và thiết kế nghiên cứu (Setting, ký hiệu là S) [89].

(2) Tìm kiếm và lựa chọn các nghiên cứu liên quan

Nguồn tìm kiếm gồm nguồn thông tin điện tử (Pubmed, MEDLINE, CINAHL, AMED, EMBASE, PsycInf), tìm kiếm thủ công (các tờ báo, tài liệu, biên bản hội nghị), từ các công trình không, chưa xuất bản hoặc xem xét danh sách các tài liệu tham khảo của các bài báo [89].

Tìm nghiên cứu liên quan dựa trên các từ khóa: PICO (P: bệnh nhân – I : phương pháp can thiệp – C : nhóm chứng – O : kết quả). Thiết kế nghiên cứu phải phù hợp để trả lời câu hỏi nghiên cứu [89].

(3) Đánh giá chất lượng của các nghiên cứu

Chất lượng của nghiên cứu đề cập đến các bước thiết kế và triển khai thiết kế, phân tích và phiên giải số liệu, báo cáo so với thực tế, tính giá trị và xác định của nghiên cứu: giá trị bên trong và giá trị ngoại suy –kết quả đúng và không sai số [89].

Để đánh giá chất lượng của các nghiên cứu cần xem xét các sai số trong thử nghiệm lâm sàng và sử dụng hệ thống chấm điểm trong đánh giá. Hiện nay, có 2 hệ thống chấm điểm hay được sử dụng là thang điểm Jadad và thang điểm PEDro [89].

Thang điểm Jadad gồm 5 tiêu chí trong đó liên quan đến 3 khía cạnh sai số:tính ngẫu nhiên; làm mù; mô tả về bỏ cuộc và mất đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu có thể đạt được trong khoảng từ 0 đến 5 điểm. Nếu một nghiên cứu được ≤ 2 điểm thì nghiên cứu đó được cho là kém giá trị [89, 95].

Thang điểm PEDro gồm 11 tiêu chí liên quan đến: lựa chọn đối tượng, tính ngẫu nhiên, làm mù trong phân bố đối tượng, tương đồng giữa nhóm can thiệp và chứng,làm mù trong thực hiện, mất đối tượng, phân tích theo ý định điều trị.

(4) Trích xuất số liệu từ các nghiên cứu

Các số liệu cần trích xuất gồm: thông tin về tác giả, các đặc điểm của nghiên cứu, đối tượng (P), nhóm can thiệp (I), nhóm chứng (C), đầu ra và đo lường đầu ra

18

(O), thiết kế, phương pháp (S), Kết quả nghiên cứu (gồm các trung bình, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, số lượng sự kiện, cỡ mẫu)

(5) Tổng hợp, phân tích số liệu (6) Viết báo cáo

1.3.2. Phương pháp phân tích gộp

1.3.2.1. Khái niệm

Phân tích gộp là việc sử dụng các phương pháp thống kê để tổng hợp kết quả của các nghiên cứu độc lập. Bằng sự kết hợp dữ liệu từ nhiều nghiên cứu liên quan, phương pháp phân tích gộp có thể cung cấp những ước tính chính xác hơn về hiệu quả của các can thiệp so với kết quả của những nghiên cứu đơn lẻ. Phương pháp phân tích gộp giúp đánh giá sự phù hợp, đồng nhất của các kết quả thu được từ nhiều nghiên cứu ; cũng như giúp phát hiện sự khác biệt giữa các nghiên cứu [89].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về vai trò của metformin trong điều trị tăng cân trên bệnh nhân sử dụng các thuốc an thần kinh không điển hình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)