Thực hiện chơng trình, quy chế chuyên môn của giáo viên đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3 Thực hiện chơng trình, quy chế chuyên môn của giáo viên đáp ứng yêu cầu

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

3.2.3.1 Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả quản lý của Trung tâm trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên, kiểm soát việc thực hiện ch- ơng trình, quy chế chuyên môn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

- Đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên Trung tâm. Từ đó điều chỉnh những bất cập trong việc xây dựng kế hoạch bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

3.2.3.2 Nội dung

- Tăng cờng việc quản lý thực hiện kế hoạch dạy học. - Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

a) Tăng cờng việc quản lí thực hiện kế hoạch dạy học:

Để thực hiện kế hoạch dạy học đúng tiến độ của phân phối chơng trình, ban Giám đốc cần yêu cầu trởng phòng chuyên môn, các giáo viên bộ môn nghiên cứu nội dung chơng trình, sách giáo khoa để lập kế hoạch dạy học của phòng chuyên môn, của mỗi cá nhân giáo viên. Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Quản lý kế hoạch chỉ đạo dạy học của trởng phòng Giảng dạy văn hoá. Trởng phòng Giảng dạy văn hoá là ngời do ban Giám đốc bổ nhiệm, là ngời giúp ban Giám đốc quản lý toàn diện hoạt động dạy học của phòng.

Ngay từ đầu năm học, trởng phòng lập kế hoạch chỉ đạo dạy học của phòng, cụ thể là:

+ Cùng ban Giám đốc phân công giáo viên giảng dạy. + Lập kế hoạch hoạt động của phòng trong năm học.

- Quản lý kế hoạch chỉ đạo dạy học của phòng Giảng dạy văn hóa là quản lý việc thực hiện kế hoạch của phòng đã xây dựng. Để ban Giám đốc quản lý tốt việc thực hiện chỉ đạo kế hoạch dạy học của phòng thì trởng phòng phải báo cáo việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của phòng trong các buổi họp giao ban để ban Giám đốc nắm đợc tiến độ thực hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

- Quản lý kế hoạch giảng dạy của giao viên : giáo viên lập kế hoạch cho từng khối, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu về kết quả học tập của học viên nh: tỉ lệ học viên khá, giỏi đồng thời giáo viên đăng kí danh hiêu thi đua cá nhân với phòng Giảng dạy văn hoá. Để giáo viên có căn cứ lập kế hoạch cá nhân, giáo viên cần khảo sát chất lợng một số môn học để nắm đợc chất lợng đầu năm của học sinh để đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch dạy học.

Để quản lý việc thực hiện kế hoạch chơng trình của giáo viên, trởng phòng và ban Giám đốc thờng xuyên kiểm tra chuyên môn giáo viên định kỳ và đột xuất.

- Quản lý kế hoạch chủ nhiệm lớp: giáo viên chủ nhiệm lớp là ngời quản lý toàn diện học viên một lớp, là ngời nắm đợc tên, tuổi, số lợng học viên của lớp, hoàn cảnh gia đình học viên, học lực, hạnh kiểm của mỗi học viên để tự đó có kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học cho phù hợp với điều kiện, khả năng của từng học viên. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng đợc đội ngũ cán bộ lớp có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng làm chủ tập thể... Đồng thời kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm cũng phải chú ý đến sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trờng - Xã hội để quản lý hoạt động học tập của học viên.

Kế hoạch dạy học của giáo viên phải đợc cụ thể hoá từng tuần, tháng, học kỳ, năm học.

b, Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên:

Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu của quy chế chuyên môn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Trung tâm của giám đốc. Quản lý công tác giảng dạy đối với từng giáo viên là rất cần thiết, nó là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lợng học tập của học viên.

Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm quản lý việc thực hiện nội dung chơng trình dạy học theo phân phối chơng trình, chơng trình dạy tự chọn, bồi dỡng học sinh khá, học sinh yếu, kém, quản lý soạn giáo án, giờ lên lớp...làm tốt công tác này, Giám đốc sẽ xây dựng đợc trật tự, kỉ cơng, nề nếp trong dạy và học. Để quản lý tốt hoạt động này, Giám đốc phải nghiên cứu đầy đủ nội dung về quy chế chuyên môn nh:

- Thực hiện quy trình chuuyên môn do Bộ và Sở GD - ĐT ban hành. - Quy chế đánh giá, xếp loại học viên.

- Quy chế lên lớp, lu ban, khen thởng, kỷ luật... học viên. - Các quy định, nội quy của nhà trờng.

Đa nội dung thực hiện quy chế chuyên môn làm tiêu chí trong đánh giá thi đua khen thởng của Trung tâm.

+ Quản lý thực hiện nội dung chơng trình dạy học: Nội dung dạy học bao gồm chơng trình dạy học theo quy định của bộ GD&ĐT. Chơng trình (phân phối chơng trình) là văn bản pháp quy, quy định nội dung, phơng pháp hình thức dạy học của từng môn học. Để quản lý thực hiện nội dung chơng trình dạy học theo quy định thì giáo dục phải chỉ đạo giáo viên, trởng phòng chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy năm học của từng bộ môn. Đồng thời ban Giám đốc cần xây dựng các công cụ để theo dõi việc thực hiện nội dung dạy học nh phân phối chơng trình bộ môn, kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và giáo viên, sổ đầu bài, lịch kiểm tra, lịch thi học kỳ. Xây dựng thời khoá biểu và theo dõi giáo viên thực hiện thời khoá biểu. Để quản lý việc thực hiện chơng trình của giáo viên chặt chẽ, Giám đốc cũng cần quan tâm đến ý kiến của học viên và kiểm tra việc thực hiện của giáo viên bằng nhiều biện pháp khác nhau.

+ Quản lý việc soạn giáo án: Giờ dạy có chất lợng không thể thiếu đợc giáo án chất lợng. Giáo án thể hiện rõ nhất nội dung, phơng pháp, mục tiêu giảng dạy của giáo viên. Giáo viên phải ghi rõ ngày, tháng, năm ngày soạn và ngày giảng. Bài soạn phải đợc trình bày rõ ràng khoa học, chính xác đủ các nấc bớc và phải làm nổi bật đợc trọng tâm của bài giảng. Để công tác quản lý

soạn giáo án của giáo viên đợc tốt, ngay từ đầu năm học, ban Giám đốc phải hớng dẫn quy định về soạn giáo án cho giáo viên và có kế hoạch kiểm tra giáo án định kỳ. Kỷ luật những giáo viên lên lớp không có giáo án.

+ Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Là quản lý việc giảng dạy của giáo viên thực hiện theo thời khoá biểu. Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc thời gian lên lớp nh thời khoá biểu và sử dụng triệt để 45phút/tiết trên lớp cho hoạt động dạy học của mình.

Tổ chức trực giáo vụ theo dõi nề nếp giảng dạy của giáo viên. Nếu có giáo viên vi phạm quy định giờ dạy phải báo cáo lãnh đạo để xử lý kịp thời.

+ Kiểm tra việc chấm bài và trả bài cho học viên: Đây là khâu quan trọng để làm căn cứ đánh giá chất lợng học của học viên và chất lợng dạy của giáo viên. Giám đốc kiểm tra, quản lý nội dung này bằng sổ điểm, túi đựng bài kiểm tra của học viên để tránh tình trạng chấm, trả bài không đúng quy định, không đúng thời gian. Khi trả bài kiểm tra, giáo viên phải có nhận xét chỉ ra những sai xót để động viên khuyến khích hay nhắc nhở học viên. Yêu cầu giáo viên phải chấm bài chính xác, khách quan công bằng.

c, Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt phòng, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chủ đề, ngoại khoá phục vụ học tập tại Trung tâm:

Có nhiều hoạt động trong nhà trờng hỗ trợ cho hoạt động dạy học đạt đ- ợc chất lợng cao.Việc tổ chức có hiệu quả sinh hoạt phòng chuyên môn sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc ở Trung tâm. Hoạt động này giúp giáo viên có cơ hội đợc bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy học Bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm.

Để hoạt động của phòng chuyên môn có hiệu quả, Giám đốc cần có những biện pháp cụ thể sau:

-Triển khai công tác văn bản quy định về hoạt động của phòng chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá trong trờng học.

-Quy định lịch sinh hoạt phòng chuyên môn cụ thể vào tuần, tháng học kì. Các hoạt động chuyên đề, ngoại khoá của phòng đợc sắp xếp tổ chức cho phù hợp. Nội dung sinh hoạt của phòng chuyên môn phải cụ thể, sát thực, liên quan đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên.

- Hình thức tổ chức, kinh phí tổ chức sinh hoạt ngoại khoá, chuyên đề phục vụ hoat động dạy học phải phù hợp với thực tế.

- Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của phòng chuyên môn và tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá.

- Có hình thức đánh giá, khen thởng phòng chuyên môn, giáo viên có nề nếp sinh hoạt tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá. Đánh giá và rút kinh nghiệm cho việc tổ chức tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w