Các nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng (Trang 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2.Các nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác quản lí

tác quản lí hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao Bằng.

2.4.2.1. Nguyên nhân của những thành công:

- Ban Giám đốc của Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao Bằng là những cán bộ quản lý có năng lực lãnh đạo (đều có trình độ thạc sĩ khoa học), có phẩm chất đạo đức của nhà giáo mẫu mực, có uy tín với đồng nghiệp.

- Ban Giám đốc nắm chắc các văn bản quy định về quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông. Triển khai, áp dụng linh hoạt có hiệu quả trong điều kiện thực tế của Trung tâm.

- Các nội dung quản lý đợc Ban Giám đốc chọn lọc phù hợp với điều kiện của Trung tâm trong giai đoạn mới.

- Đa số GV là những ngời có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trong công việc.

2.4.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nhìn chung, đội ngũ giáo viên dạy Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao Bằng có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý dạy học của Ban Giám đốc, song chất lợng dạy học ở các môn học không đồng đều, một số giáo viên còn hạn chế trong việc cập nhật kiến thức, một số giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng phơng tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Đời sống vật chất của giáo viên còn khó khăn nên việc đầu t cho thời gian chuẩn bị bài và bài soạn lên lớp còn bị ảnh hởng.

- Do số học sinh tuyển vào lớp 10 hệ Quốc lập trên 70%, số còn lại mới tuyển vào các Trung tâm hớng nghiệp - dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thờng xuyên thị xã và Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh. Nên đầu vào lớp 10 của Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh còn thấp cha đáp ứng với yêu cầu chất l- ợng. Đa số học viên cha có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức rèn luyện đạo đức của một số học viên còn kém, chậm tiến bộ.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đợc tăng cờng mạnh song vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới của chơng trình dạy học. Trung tâm đã có máy chiếu Projecter, phòng học đa năng... Nhng thiết bị thực hành cho các môn học còn thiếu và kém chính xác, tài liệu tham khảo vẫn còn nghèo...

- Điều kiện về kinh tế – văn hoá - xã hội cũng là yếu tố ảnh hởng lớn đến chất lợng dạy và học ở Trung tâm. Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, biên giới, Kinh tế - Văn hoá - Xã hội chậm phát triển so với cả nớc. Đa số học viên là con em dân tộc ít ngời nh Tày, Nùng, Mông, Dao... nên mức độ nhận thức chậm hơn học sinh ở các vùng miền khác ... Điều đó cũng ảnh hởng không nhỏ tới chất lợng giáo dục ở Trung tâm.

- Do đa số còn nhiều khó khăn và do nhận thức còn nhiều hạn chế nên nhiều phụ huynh học viên cha thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.

Kết luận chơng 2

Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao Bằng. Các kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm là các luận cứ thực tiễn làm cơ sở để xây dựng các biện pháp khoa học nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao Bằng ở chơng tiếp theo.

Chơng 3

biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lợng hoạt động dạy học Bổ túc trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thờng xuyên tỉnh Cao bằng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học Bổ túc Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng (Trang 52)