Thựchiện “công bằng về cơ hội” trong xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)

Chúng tôi cho rằng, công bằng về cơ hội là vấn đề chủ yếu của CBXH, mặc dù ở giai đoạn xóa đói, giảm nghèo khó thực hiện. Nhưng việc thực hiện công bằng về cơ hội mới có khả năng mang lại CBXH.

Nếu nói về cơ hội thì có thể có cơ hội bên trong và cơ hội bên ngoài. Cơ hội bên ty là những khả năng của một ngành kinh tế, của một lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy trong chúng cũng có những dị biệt nhất định nhưng chúng tôi cho rằng nên trừu tượng những sự khác biệt đó. Cơ hội bên ngoài là cơ hội có ở mỗi ngành kinh tế, mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà ở đó, người hoạt động ở lĩnh vực này sẽ thuận lợi hơn ở lĩnh vực khác, thậm chí ở lĩnh vực này có thể đói nghèo nhưng sang lĩnh vực khác có thể thoát nghèo hoặc giàu có. Nhưng như trên chúng tôi đã trình bày, không thể huy động mọi người vào một lĩnh vực để có ngay công bằng về cơ hội. Chúng tôi đồng ý quan điểm cho rằng công bằng về cơ hội là quyền của mọi người được tiếp

84

cận ngang nhau với một điều kiện may mắn, thuận lợi nào đó để thực hiện được điều mình mong muốn, dự định. Một số tác giả hiện nay cho lẫn lộn giữa công bằng về cơ hội và bình đẳng về cơ hội. Bình đẳng về cơ hội là nói về luật pháp. Cong công bằng về cơ hội là nói về lĩnh vực CBXH - những hoạt động mang tính kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, dưới sự điều chỉnh của pháp luật, mọi người có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia vào các hoạt động trong đó có hoạt động kinh tế - xã hội. Khả năng khác nhau của mỗi người đã tạo nên sự khác nhau trong hoạt động và theo đó là thu nhập. Cứ như vậy thì chẳng có CBXH như chúng ta quan niệm. Do đó, chúng ta cần điều tiết để sao cho các lĩnh vực kinh tế khác nhau, các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau vẫn có CBXH.

Vậy nên hiều công bằng về cơ hội theo nghĩa nào?

Theo chúng tôi, không nên hiểu công bằng về cơ hội theo nghĩa bình đẳng về cơ hội như đã nói trên, nghĩa là không nên hiểu đó là quyền của mọi người được tiếp cận ngang nhau với một cơ hội nào đó, mà nên hiểu theo nghĩa là “tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả (người trích nhấn mạnh) của sự phát triển” như đã được ghi trong Văn kiện của Đại hội VII [11, tr.-9 10], hay “tạo điều kiện cho mọi người đều cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình (người trích nhấn mạnh)” như đã được ghi trong Văn kiện của Đại hội VIII [14, tr.113].

Điều đáng lưu ý là Văn kiện Đại hội VII không ghi là “tạo cơ hội

ngang nhau cho mọi người”, mà ghi là “tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến”, còn Văn kiện Đại hội VIII không ghi là “tạo điều kiện ngang nhau cho mọi người”, mà ghi là “tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội sử dụng tốt năng lực của mình”. Nhưng năng lực của mọi người là khác nhau. Năng lực của người này không ngang năng lực của người kia: người này có điều kiện kinh tế khá hơn, người kia kém hơn, người này khoẻ mạnh hơn, người kia ốm yếu hơn,…

85

Vậy cái toát lên từ hai Văn kiện trên đây khi nói tới “công bằng về cơ hội” không phải là “tạo cơ hội ngang nhau cho mọi người”, mà là “tạo cơ hội

phù hợp cho mỗi người, hay đúng hơn, cho mỗi chủ thể đều được cống hiến

và do đó đều được hưởng thụ thành quả do sự cống hiến trên mà có và tương xứng với sự cống hiến ấy”. Song cống hiến và được hưởng thụ tương xứng với cống hiến lại chính là nội dung cốt lõi của CBXH.

Như vậy, không nên hiểu công bằng về cơ hội theo nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người mà quan trọng hơn là cơ hội đó phải phù hợp với mỗi chủ thể. Nói cách khác, công bằng về cơ hội phải được hiểu là tạo ra cơ hội phù hợp với mỗi cá nhân, mỗi chủ thể. Điều đó sẽ hạn chế được cái gọi là cơ hội như nhau nhưng chỉ với những cá nhân này thì phát huy được lợi thế, còn đối với những cá nhân khác lại là sự bất lợi. Một khi mỗi cá nhân đều có cơ hội phù hợp với mình, thì khi đó mỗi cá nhân mới thực sự phát huy cao nhất được khả năng của mình để cùng vươn đến được sự hưởng thụ tương xứng. Đây mới thực sự là công bằng về cơ hội cho mọi cá nhân.

Như vậy, chỉ có công bằng về cơ hội thực sự nếu sự công bằng ấy được thể hiện trước hết ở chỗ là tạo ra cơ hội phù hợp, hay nói cách khác là tạo ra một hay nhiều điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp cho mỗi chủ thể để chủ thể đó có thể phát huy hết khả năng vốn có của mình cống hiến cho xã hội và được sự đối xử xứng đúng với những cống hiến ấy của từng chủ thể. Hiểu theo nghĩa ấy, công bằng về cơ hội vừa tạo được động lực phát triển kinh tế, vừa góp phần kiềm chế được sự gia tăng bất bình đẳng xã hội đang diễn ra hiện nay ở nước ta. Cũng theo nghĩa ấy có thể khẳng định CBXH thể hiện cả “ở khâu phần phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng động” ở việc “tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” như đã được ghi trong Văn kiện của các Đại hội Đảng từ đầu những năm 90 đến nay.

86

Cách hiểu trên đây về thực hiện CBXH qua việc thực hiện công bằng về cơ hội cho thấy sự khác biệt về chất của việc thựchiện công bằng về cơ hội trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN với thực hiện CBXH ở những nước TBCN, trong điều kiện nền KTTT tự do cạnh tranh. Trong nền KTTT tự do cạnh tranh, đó là sự cạnh tranh không cân sức vì những điều kiện phát triển (hay còn gọi là cơ hội bình đẳng như một số học giả nước ngoài khẳng định) lại không phải được chia đều cho mọi đối tượng, mà chỉ thuộc về giai cấp những người có của. Do đó, trong CNTB, với chế độ phân phối được coi là rất công bằng, nhưng không dựa trên cùng những điều kiện bình đẳng thì cuối cùng sự CBXH chỉ là sự công bằng ngày càng làm sâu sắc thêm sự phân hoá và phân cực xã hội.

Như vậy, xuất phát từ những chủ trương của Đảng về thực hiện CBXH, hơn nữa, nếu tính đến sự cống hiến cho sự phát triển xã hội là một quá trình thì, theo chúng tôi, thực hiện CBXH không phải chỉ dựa vào kết quả đã và đang có của sự cống hiến để làm thước đo thực hiện phân phối, mà còn cần phải tính đến cả kết quả sẽ có của sự cống hiện để phân phối. Nhưng muốn thực hiện sự phân phối công bằng kết quả sẽ có của sự cống hiến, thì phải tạo ra cơ hội phù hợp cho mỗi cá nhân để mỗi cá nhân đều có điều kiện được cống hiến và phát huy được khả năng của mình, rồi sau đó có được sự hưởng thụ tương xứng với cống hiến ấy. Đó mới chính là thực hiện một sự CBXH thực sự vì sự phát triển ngày càng toàn diện phẩm giá con người.

87

KẾT LUẬN

CBXH nói chung và CBXH trong xóa đói, giảm nghèo nói riêng là một trong những nội dung cốt lõi trong mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó vừa là khát vọng, vừa là chiến lược cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để đạt được những thành tựu về CBXH chúng ta cần kiên trì những quan điểm đúng Đắn về CBXH trong lịch sử và những phát triển sáng tạo của Việt Nam, đặc biệt là những tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Trung thành với tư tưởng đó, kể từ Đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội đổi mới và phát triển cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, quan điểm của Đảng ta về CBXH ngày càng được bổ xung hoàn thiện; ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn cả trong nước cũng như những quan điểm chung trên thế giới hiện nay.

Chúng ta đã kết hợp TTKT với CBXH trong từng chiến lược, trong từng chính sách. Đặc biệt, trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: TTKT phải được gắn liền với tiến bộ và CBXH trong từng bước và từng chính sách phát triển. Và để làm được điều đó, trước hết phải thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế với chính sách xã hội để tạo ra sự phát triển hài hòa, tránh những hậu quả đáng tiếc trong thực hiện chính sách TTKT cũng như thực hiện các chính sách xã hội khác.

Quá trình thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo CBXH trong xóa đói, giảm nghèo, trước hết đòi hỏi chúng ta phải luôn thực hiện đồng bộ các nguyên tắc phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN, đảm bảo phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trong điều

88

kiện nền KTTT thì ngay bản thân việc đảm bảo phúc lợi xã hội cũng cần phải chú ý tới hiệu quả kinh tế - một trong những tiêu chí trong chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Như vậy, việc khẳng định, quyết tâm và kiên trì thực hiện các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay đã thúc đẩy mạnh mẽ sự trỗi dậy của nền kinh tế, “khơi thông” các nguồn lực đã bị bỏ quên trong suốt thời gian dài do bị trói buộc của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Với những nguyên tắc thực hiện CBXH mà chúng ta ngày càng hiểu đúng và thực hiện ngày càng linh hoạt phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể thông qua từng chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng bền vững.

Những thành tựu mà chúng đạt được trong những năm qua, thông qua việc thực hiện những chủ trương của Đảng về CBXH nói chung và CBXH trong xóa đói, giảm nghèo nói riêng là không thể phủ nhận, Song, khi chúng ta đã thực hiện CBXH với các nguyên tắc phân phối đã nêu trên, bất bình đẳng xã hội - cụ thể ở đây là tình trạng phân hóa giàu nghèo - không những không bị thủ tiêu mà thậm chí lại còn gia tăng. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, nhận định về sự chênh lệch trong sự phát triển, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã khẳng định: “Việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển” [12, tr.47 . Như vậy, phải khẳng định rằng, sự chênh lệch trong phát triển ấy không phải là do nguyên tắc thực hiện CBXH bị vi phạm, mà thực tế là được thực hiện đúng. Tuy nhiên, có sự khẳng định như vậy cũng không có nghĩa chúng ta lại coi bất bình đẳng từ chỗ là hệ quả của nguyên tắc thực hiện công bằng lại trở thành động lực trực của sự phát triển như quan niệm bấy lâu nay của một số tác giả đã nhấn mạnh: chính sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả tất yếu của TTKT mà đồng thời còn là nguyên nhân của TTKT [32, tr.25].

89

Xuất phát từ lý luận và tình hình thực tế của đất nước hiện nay, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để làm tiền đề, điều kiện cho CBXH nói chung và CBXH trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng kinh tế không thể tách rời CBXH. Ngay trong từng bước phát triển kinh tế phải giải quyết vấn đề CBXH một cách thích hợp.

- Giải quyết vấn đề CBXH phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, nhưng trước hết phải giải quyết tốt công bằng trong lĩnh vực kinh tế.

- CBXH trong xóa đói, giảm nghèo phải quan tâm đến nông nghiệp nông thôn, các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Vừa thực hiện CBXH, vừa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để làm nền tảng cho xóa đói, giảm nghèo, xóa tái nghèo đói.

- Để giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa cần phải đặc biệt chú ý phát triển kinh tế miền núi, vùng đồng bào các dân tộc ít người, đảm bảo công bằng giữa các dân tộc, giữa miền núi và đồng bằng.

- Thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách lao động việc làm nhằm góp phần thực hiện tốt bình đẳng, công bằng xã hội.

- Cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo. Có như vậy, chiến lược xóa đói, giảm nghèo mới có khả năng thành công.

- Mặt khác, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta phải xây dựng mô hình phát triển sao cho TTKT không đi ngược chiều, mà còn phải luôn có sự tương dung với CBXH. Bởi vì, có CBXH thì mới có định hướng CNXH ở Việt Nam.

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phát triển Việt Nam (2005), Tại Hội nghị các nhà tài trợ Việt Nam ngày 2-3-2005.

2. Hoàng Chí Bảo (chủ biên, 1998), Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Bình, (chủ biên, 2003), “Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ công tác xoá đói, giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006-2010, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Trần Văn Chử (2005), “Tư duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, (20). 7. Trần Đức Cường (2008), “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn

kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (1). 8. Hà Tùng Dương (2006), Vấn đề phân hoá giàu - nghèo ở tỉnh Yên Bái

hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

91

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội toàn quốc giữa nhiệm kỳ, Khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)