- Đói làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giống loài. Trong lịch sử của loài người, thời gian đói là chủ yếu. Đã có thời kỳ không ngắn, hầu như chỉ có đói. Theo các nhà sử học, xã hội học, các nhà dân số trên thế giới thì trong khoảng 500 năm, dân số loài người chỉ tăng có 0,15%. Hầu như số sinh ra và chết đi gần bằng nhau. Do đói mà thị tộc, bộ lạc này gây chiến tranh với thị tộc, bộ lạc khác để tranh giành vùng đất có nhiều sản vật tự nhiên phục vụ cho việc mưu sinh. Vào thời đó, thị tộc, bộ lạc nào thua trận đều bị giết hoàn toàn. Nguy cơ chiến tranh hiện nay vẫn còn cao do chỗ các quốc gia muốn nguồn tài nguyên của họ phong phú, giàu có để bảo đảm cho sự tồn tại của cư dân. Do đói ăn mà không đủ dinh dưỡng để chống lại những căn bệnh thông thường, thế giới đã từng chết vì bệnh cúm, bệnh tả, bệnh đậu mùa... hàng chục triệu người...
23
- Do đói ăn mà ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của từng cá thể. Cho đến hiện nay, thể trạng của loài người đã được cải thiện đáng kể. Song, cứ nhìn hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra nạn đói đã kéo dài triền miên trong lịch sử đối với các dân tộc, các tộc người. Sự yếu kếm trong thể thao các nước châu Á đã phản ánh trung thực nạn đói triền miên của khu vực này trong lịch sử. Đói còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của các cá thể. Sự kém cỏi của phương Đông đối với tư duy nhân loại cũng phần nào do thiếu đói ảnh hưởng cơ bản đến trí tuệ con người. Có thể nói, khi hội nhập hoặc quan hệ, nhiều nước nhận ra mình có nhiều hạn chế, khiếm khuyết, đặc biệt là thể trạng cơ thể của cộng đồng; đã thực hiện chiến lược HDI, mà trước mắt là nâng cao dinh dưỡng có tổ chức của Nhà nước, để mong sớm có một thể trạng tương đương như các nước phát triển; Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia tiên phong.
- Nạn đói góp phần cơ bản tạo nên khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhìn lại các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước trong lịch sử, ngoài những yếu tố chính trị, thì chủ yếu là do đời sống bị bần cùng hóa, đói kém triền miên, đời sống không được cải thiện. Hoặc là chết hoặc là phải phá tan xiềng xích để tạo nên bước ngoặt của sự phát triển. Ngày nay, Việt Nam thừa nhận tham nhũng là một trong những nguy cơ tồn vong của chế độ cũng chính là thấy được nạn tham nhũng dưới nhiều màu sắc dẫn đến bất công, làm cho cuộc sống của người lao động không được cải thiện, không được nâng cao.
- Nạn đói là một trong những yếu tố chủ yếu tạo nên sự tụt hậu so với nền văn minh nhân loại. Do đói nghèo mà mỗi cá thể không có cơ hội để được nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài. Mặt khác, do đói nghèo mà trí tuệ không phát triển, ảnh hưởng đến tiếp thu, phát triển, và sáng tạo tri thức. Vì vậy, con người ở những nước đói nghèo hầu như không có đóng góp gì đáng kể vào nền văn minh nhân loại. Thứ nữa, đã nghèo đói thì không có khả năng đầu tư phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ, phát triển
24
sản xuất. Do đó, những nước nghèo đói càng không thể có điều kiện để phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ. Vòng luẩn quẩn đó tạo nên sự tụt hậu so với nền văn minh nhân loại. Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, dẫn đến những cuộc xâm lược của dân tộc này đối với dân tộc khác dưới chiêu bài "khai hóa văn minh", mà Việt Nam là một nạn nhân của chiêu bài đó.
- Đói ngheo làm cho xã hội thiếu ổn định. Chính Mạnh tử đã khái quát và cảnh báo cho những nhà quản lí: những lúc mất mùa, xã hội sẽ bất ổn. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Đói ăn vụng, túng làm càn". Vào những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số vùng của Việt Nam trộm cắp, cướp giật, trấn lột diễn ra khá căng thẳng. Nhiều án tử hình, chung thân hoặc 20 năm tù cho những phạm nhân mà chủ yếu mắc những tội phát sinh từ nghèo đói. Từ quốc gia đến các vùng, những nơi nào nạn đói chưa chấm dứt thì tình hình xã hội không ổn định. Bất bình xã hội trong dân chúng ngày một dâng cao, chính quyền có nguy cơ sụp đổ.