Khái niệm công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

Tổng hợp từ những quan điểm trong lịch sử về CBXH, đặc biệt từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh về CBXH, chúng tôi cho rằng: CBXH là những nguyên tắc ứng xử bảo đảm tính ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hướng đến công bằng cơ hội cho toàn xã hội.

42

Về nguyên tắc ứng xử để bảo đảm tính ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong một lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng tôi nghĩ, trong bài viết của Giáo sư Lê Hữu Tầng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay" [67 đã đề cập rất sâu sắc, khá đầy đủ. Chúng tôi muốn nhận mạnh hướng đến công bằng cơ hội cho toàn xã hội. Bởi vì hiện nay, cùng tài năng như nhau, nhưng người công tác ở ngành Ngân hàng thu nhập khác, ngành Dầu khí thu nhập khác, làm lãnh đạo, quản lí thu nhập khác, ở các Dự án thu nhập khác, làm ở tỉnh thu nhập khác... Đành rằng, điều kiện, yêu cầu công tác của mỗi ngành mỗi khác. Ngay như trong các ngành kinh tế, ngành nào được Chính phủ đầu tư (cho cơ hội, tạo cơ hội phát triển) thì thu nhập cũng khác, tỉnh nào được nhà nước đầu tư nhiều thì thu nhập cao hơn. Đó thực chất là cơ hội CBXH không ngang nhau. Chúng ta không thể huy động mọi người cùng vào làm ngành Ngân hàng... nhưng chúng ta hướng đến công bằng cơ hội ngang nhau cho toàn xã hội là vấn đề cơ bản của CBXH. Cống hiến như nhau nhưng hưởng thụ khác nhau, cống hiến nhiều nhưng hưởng thụ ít... thì cho đến nay vẫn còn khá phổ biến nhưng có thể bằng những quy tắc, bằng luật pháp... chúng ta có thể ngăn chặn và bảo đảm tính công bằng, chỉ ở những nơi nào luật pháp không đầy đủ, thực thi không nghiêm, không hiệu quả... thì tình trạng CBXH không thực hiện được. Nhưng CBXH hay công bằng về cơ hội là phức tạp và khó khăn nhất, có thể nói là không tưởng. Vì chúng ta không thể huy động toàn bộ lao động vào ngành Ngân hàng hay vào Ngoại giao cũng như các ngành khác. Chính phủ cũng có quyền từ chối đầu tư ở một ngành nào đó, một vùng nào đó nếu dự báo không mang lại hiệu quả. Một nhà đầu tư tư nhân càng có quyền từ chối nếu họ không có lợi. Nhưng theo chúng tôi, nếu chúng ta theo đuổi ý tưởng CBXH thì nhất thiết phải thực hiện cồng bằng về cơ hội cho mọi người, mọi ngành. Để làm được điều đó chỉ có những nhà kinh tế đích thực mới tính toán đầy đủ những chi phí đào tạo cho ngành học,

43

những chi phí cho hoạt động của cá nhân theo nghĩa tiêu hao của ngành cụ thể, chi phí rủi ro, cơ hội may mắn của từng ngành nghề... để người lao động ở bất kì ngành nào cũng có cơ hội ngang nhau trong CBXH, mặc dù thu nhập hàng tháng khác nhau. Vì vậy, theo chúng tôi hướng đến công bằng cơ hội cho toàn xã hội mới là vấn đề cơ bản của CBXH.

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)