Tăng cường kiểm tra việc thựchiện công bằng xã hội trong xóa

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

xóa đói, giảm nghèo

Theo cảnh báo của IMF, những nước nào kinh tế phát triển chậm, luật pháp chưa đầy đủ và thiếu hiệu quả, sự quản lí của nhà nước kém thì nước đó tham nhũng nhiều. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đều nhất trí, trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thì tham nhũng là nguyên nhân cơ bản của đói nghéo ở các quốc gia. Nghị quyết các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đang khẳng định, tham nhũng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ ta. Cũng có nghĩa, tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược xóa đói, giảm nghèo của chúng ta.

Trước hết là cần tiếp tục xây dựng, bổ sung một số luật để ngăn chặn tính tùy tiện của cán bộ quản lí các cấp trong vấn đề phân bổ quỷ xóa đói, giảm nghèo, vay vốn xóa đói, giảm nghèo, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau không có lợi cho xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta biết, hiện nay với nhiều danh nghĩa khác nhau, các nhà quản lí các cấp có thể có những dự án được thông qua nhưng họ không quan tâm đến chiến lược xóa đói giảm nghèo. Theo những nghĩa khác nhau, đó có thể là những dự án hợp lí, nhưng mục tiêu xóa đói, giảm nghèo chưa thực hiện được thì những dự án lâu dài có thể chưa cần

79

thiết, đặc biệt đối với một quốc gia còn nghèo như chúng ta. Việc làm đó có thể luận giải không ảnh hưởng đến chiến lược quốc gia nhưng nó phân tán nguồn lực làm kéo dài chiến lược xóa đói, giảm nghèo của chúng ta và có khi vì thế mà chiến lược xóa đói, giảm nghèo thất bại. Việc những năm gàn đây số người đói nghèo trên thế giới tăng lên là do một trong những nguyên nhân đó.

Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả của việc thực hiện vốn xóa đói, giảm nghèo không cao. Đó là đầu tư dàn trải. Hiện nay, hàng năm mỗi xã nghèo được Nhà nước ddaauf tư 400 triệu đồng để giải quyết xóa đói, giảm nghèo. Đó là một nguồn lực không nhỏ đối với các xã nghèo. Nhưng để xóa đói, giảm nghèo thực sự thì theo chúng tôi cần thay đỏi cách đầu tư này. Bởi vì, sau một năm, 400 triệu đồng được thực hiện cũng là xuống cấp. Cho nên cần đầu tư cho một vài xã nghèo trong một năm để các xã đó thực sự thoát đói nghèo để đến khi chiến lược xóa đói, giảm nghèo của chúng ta kết thúc thì việc xóa đói, giảm nghèo hay tái nghèo đói khó xẩy ra hoặc không xảy ra. Điều đó đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ, nếu không sẽ là nguồn để cán bộ quản lí các cấp tham nhũng hoặc chi tiêu không hiệu quả ảnh hưởng đến chiến lược xóa đói, giảm nghèo của đất nước.

Kiểm tra cũng đồng nghĩa với việc có chủ trương điều chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. Kế hoạch dù sát đến đâu thì những biến đổi của thực tiễn bao giờ cũng là tiêu chuẩn chủ yếu để chúng ta kiểm tra, đánh giá. Dựa vào thực tiễn, chúng ta không sợ lạc hậu, cũng dừng cho là thiếu trách nhiệm hay kém cõi khi xây dựng chiến lược xóa đói, giảm nghèo.

Kiểm tra để ngăn chặn vi phạm pháp luật, vi phạm chiến lược xóa đói, giảm nghèo; đồng thời bổ sung chính xác những khiếm khuyết chúng ta sẽ thực hiện tốt hơn chiến lược xóa đói, giảm nghèo.

80

3.2.4. Công bằng xã hội trong các chính sách xã hội

Trong số những chính sách có liên quan đến phân phối lại tổng thu nhập quốc dân, không nên chỉ đặt vấn đề phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Bởi lẽ khái niệm phúc lợi xã hội chỉ giới hạn trong phạm vi những lợi ích chung mà mọi người dân đều được hưởng như nhau. Còn trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, các đối tượng của chính sách xã hội là rất đa dạng, do đó cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc.

1- Chính sách ưu đãi xã hội nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những người có công trong quá trình cách mạng và kháng chiến trước đây;

2- Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho những lúc gặp khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già...);

3- Chính sách trợ cấp xã hội để trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ...;

4- Chính sách cứu tế xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do địch họa, thiên tai hoặc rủi ro trong cuộc sống;

5- Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống.

3.2.5. Tạo cơ hội đầu tư, cơ chế để mọi thành phần kinh tế tham gia hiệu quả vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo hiệu quả vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo

Phát triển kinh tế và công bằng xã hội không loại trừ nhau, vì vậy, không nhất thiết phải hy sinh CBXH cho phát triển kinh tế hoặc ngược lại. Tuy nhiên, các mục tiêu phát triển kinh tế và CBXH có thể không hoàn toàn trùng khớp nhau. Trong một thời gian hoặc trong một phạm vi nhất định có

81

thể ưu tiên mặt này hay mặt kia. Trong điều kiện kinh tế còn ở trình độ thấp như nước ta hiện nay, vấn đề ưu tiên hàng đầu là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, còn việc thực hiện CBXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, phải tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế được đẩy mạnh sẽ tạo nền tảng vật chất vững chắc cho thực hiện CBXH. Thông qua đó, Nhà nước mới có thể dùng một khoản đầu tư ngày càng lớn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, cho giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của các thành viên xã hội, tạo công ăn việc làm, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nay, để đẩy nhanh tăng trưởng và thực hiện công bằng về kinh tế, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cũng như các chủ thể kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta trong những năm qua cho thấy, sự có mặt và phát triển của các thành phần kinh tế đã đóng góp to lớn vào những thành tựu kinh tế - xã hội nói chung. Liên tục trong nhiều năm liên, chúng vừa tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, vừa tích cực tham gia giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện CBXH. Tuy nhiên, chưa thể nói là hiện nay, các thành phần kinh tế đều và đã đang thực sự vận động và phát triển trong một môi trường thuận lợi như nhau. Nhà nước cần thiết lập một cơ chế phù hợp đảm bảo cho các thành phần kinh tế hoạt động trong môi trường “bình đẳng trước pháp luật” như mục tiêu đã đặt ra.

Trong những năm tới cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kf theo các hình thức sở hữu khác nhau đều phải được khuyến khích và tạo điều kiện phát

82

triển lâu dài, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân.

Việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển một cách lâu dài, bình đẳng vừa góp phần giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa là cơ sở để giải quyết tốt vấn đề CBXH.

Để thực hiện tốt CBXH trong xóa đói, giảm nghèo chúng ta cần:

Thứ nhất, trong khi còn chấp nhận quan hệ bóc lột ở mức độ nhất định, thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có chính sách điều tiết thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sao cho người lao động không bị nhà tư bản bóc lột quá mức mà có thu nhập xứng đáng với giá trị hao phí sức lao động đã được xã hội thừa nhận.

Thứ hai, ngoài việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh như trên đã nói, ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu, v.v.) để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển và cho tiêu dùng.

Thứ ba, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực là rất cần thiết nhằm tạo ra những "đầu tàu" tăng trưởng để kéo toàn bộ "đoàn tàu" kinh tế Việt Nam đi lên. Song, không thể không chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng này, từng bước khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và bất công do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng thêm chế độ đảm phụ đối với

83

những vùng có lợi thế về kinh tế - xã hội để hỗ trợ cho những vùng yếu thế hơn.

Cuối cùng, cần tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt có sự chỉ đạo sát sao từ cấp cao nhất, sử dụng nhiều "binh chủng hợp thành", nhiều biện pháp kết hợp để ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những hiện tượng làm giàu phi pháp, vì đây chính là nhân tố vừa làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế chung vừa tạo ra bất công xã hội lớn nhất.

Những kẻ làm giàu phi pháp hiện nay thuộc hai nhóm: nhóm thứ nhất là bọn buôn gian, bán lậu, lừa đảo, đầu cơ trên thương trường; nhóm thứ hai là những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất lợi dụng vị thế và quyền lực được giao (nhất là trong các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, tài chính doanh nghiệp nhà nước...), để đục khoét tài sản của Nhà nước và nhân dân. Hơn nữa, thực tế nhiều vụ án kinh tế lớn còn cho thấy rõ có sự móc ngoặc tinh vi giữa hai nhóm trên.

3.2.6. Thực hiện “công bằng về cơ hội” trong xóa đói, giảm nghèo

Chúng tôi cho rằng, công bằng về cơ hội là vấn đề chủ yếu của CBXH, mặc dù ở giai đoạn xóa đói, giảm nghèo khó thực hiện. Nhưng việc thực hiện công bằng về cơ hội mới có khả năng mang lại CBXH.

Nếu nói về cơ hội thì có thể có cơ hội bên trong và cơ hội bên ngoài. Cơ hội bên ty là những khả năng của một ngành kinh tế, của một lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy trong chúng cũng có những dị biệt nhất định nhưng chúng tôi cho rằng nên trừu tượng những sự khác biệt đó. Cơ hội bên ngoài là cơ hội có ở mỗi ngành kinh tế, mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà ở đó, người hoạt động ở lĩnh vực này sẽ thuận lợi hơn ở lĩnh vực khác, thậm chí ở lĩnh vực này có thể đói nghèo nhưng sang lĩnh vực khác có thể thoát nghèo hoặc giàu có. Nhưng như trên chúng tôi đã trình bày, không thể huy động mọi người vào một lĩnh vực để có ngay công bằng về cơ hội. Chúng tôi đồng ý quan điểm cho rằng công bằng về cơ hội là quyền của mọi người được tiếp

84

cận ngang nhau với một điều kiện may mắn, thuận lợi nào đó để thực hiện được điều mình mong muốn, dự định. Một số tác giả hiện nay cho lẫn lộn giữa công bằng về cơ hội và bình đẳng về cơ hội. Bình đẳng về cơ hội là nói về luật pháp. Cong công bằng về cơ hội là nói về lĩnh vực CBXH - những hoạt động mang tính kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, dưới sự điều chỉnh của pháp luật, mọi người có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia vào các hoạt động trong đó có hoạt động kinh tế - xã hội. Khả năng khác nhau của mỗi người đã tạo nên sự khác nhau trong hoạt động và theo đó là thu nhập. Cứ như vậy thì chẳng có CBXH như chúng ta quan niệm. Do đó, chúng ta cần điều tiết để sao cho các lĩnh vực kinh tế khác nhau, các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau vẫn có CBXH.

Vậy nên hiều công bằng về cơ hội theo nghĩa nào?

Theo chúng tôi, không nên hiểu công bằng về cơ hội theo nghĩa bình đẳng về cơ hội như đã nói trên, nghĩa là không nên hiểu đó là quyền của mọi người được tiếp cận ngang nhau với một cơ hội nào đó, mà nên hiểu theo nghĩa là “tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả (người trích nhấn mạnh) của sự phát triển” như đã được ghi trong Văn kiện của Đại hội VII [11, tr.-9 10], hay “tạo điều kiện cho mọi người đều cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình (người trích nhấn mạnh)” như đã được ghi trong Văn kiện của Đại hội VIII [14, tr.113].

Điều đáng lưu ý là Văn kiện Đại hội VII không ghi là “tạo cơ hội

ngang nhau cho mọi người”, mà ghi là “tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến”, còn Văn kiện Đại hội VIII không ghi là “tạo điều kiện ngang nhau cho mọi người”, mà ghi là “tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội sử dụng tốt năng lực của mình”. Nhưng năng lực của mọi người là khác nhau. Năng lực của người này không ngang năng lực của người kia: người này có điều kiện kinh tế khá hơn, người kia kém hơn, người này khoẻ mạnh hơn, người kia ốm yếu hơn,…

85

Vậy cái toát lên từ hai Văn kiện trên đây khi nói tới “công bằng về cơ hội” không phải là “tạo cơ hội ngang nhau cho mọi người”, mà là “tạo cơ hội

phù hợp cho mỗi người, hay đúng hơn, cho mỗi chủ thể đều được cống hiến

và do đó đều được hưởng thụ thành quả do sự cống hiến trên mà có và tương xứng với sự cống hiến ấy”. Song cống hiến và được hưởng thụ tương xứng với cống hiến lại chính là nội dung cốt lõi của CBXH.

Như vậy, không nên hiểu công bằng về cơ hội theo nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người mà quan trọng hơn là cơ hội đó phải phù hợp với mỗi chủ thể. Nói cách khác, công bằng về cơ hội phải được hiểu là tạo ra cơ hội phù hợp với mỗi cá nhân, mỗi chủ thể. Điều đó sẽ hạn chế được cái gọi là cơ hội như nhau nhưng chỉ với những cá nhân này thì phát huy được lợi thế, còn đối với những cá nhân khác lại là sự bất lợi. Một khi mỗi cá nhân đều có cơ hội phù hợp với mình, thì khi đó mỗi cá nhân mới thực sự phát huy cao nhất được khả năng của mình để cùng vươn đến được sự hưởng thụ tương xứng. Đây mới thực sự là công bằng về cơ hội cho mọi cá nhân.

Như vậy, chỉ có công bằng về cơ hội thực sự nếu sự công bằng ấy được

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)