Chương trình thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

UNDP có mặt tại Việt Nam từ năm 1977 khi rất ít nhà tài trợ hoạt động tại đây. Hiện nay, UNDP tại Việt Nam đang tiếp tục hỗ trợ một cách đắc lực trong các lĩnh vực quản trị quốc gia theo hướng dân chủ, xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, quản lý môi trường và phòng chống HIV/AIDS; đồng thời đảm bảo những lợi ích do tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng nâng cao mức sống của mọi người dân Việt Nam. Họ cam kết phấn đấu thúc đẩy quyền con người và hạn chế những cách biệt đang ngày càng gia tăng giữa giới, khoảng cách giàu nghèo, khác biệt về địa lý, dân tộc, sức khỏe...

Trong hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam, UNDP nhấn mạnh sự tham gia của người dân, phân cấp quản lý và tăng cường năng lực ở cấp cơ sở, từ năm 1993, UNDP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình xóa đói giảm nghèo.

UNDP tiếp tục truyền thống này và hợp tác với Tổng cục Thống kê trong việc nâng cao năng lực thu thập và phân tích số liệu về tình hình nghèo đói. UNDP cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho Chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm nâng cao mức sống cho người dân ở các vùng núi và dân tộc thiểu số.

UNDP cũng hỗ trợ việc tập hợp và chia xẻ bài học kinh nghiệm rút ra từ các chính sách, chương trình của chính mình về các vấn đề như giới, xác định đối tượng người nghèo, phân cấp quản lý và quản trị ở cấp địa phương, hạ tầng cơ sở và tín dụng cho người nghèo.

Hội nghị giữa kỳ của Nhóm tư vấn năm nay (2010) được tổ chức vào một thời điểm quan trọng đối với Việt Nam, là năm mà Chính phủ sẽ hoàn thành Chiến lược tầm nhìn cho mười năm tiếp theo và xây dựng kế hoạch cho năm năm đầu tiên của thập kỷ tới. Việt Nam cũng đang giải quyết các vấn đề trong quá trình chuyển sang địa vị một quốc gia có thu nhập trung bình và

27

đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hướng tới địa vị một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020. Cuối năm nay tại New York, Ban lãnh đạo cấp cao của Đại Hội đồng LHQ sẽ tiến hành rà soát tiến bộ của các quốc gia trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, sau khi đã đi được 2/3 quãng đường đến năm 2015. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đã có nhiều tiến bộ, tiến tới đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Sẽ tốt hơn nữa nếu Việt Nam có thể đạt được toàn bộ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015.

Tầm nhìn 10 năm và Kế hoạch 5 năm của Việt Nam

Hội nghị giữa kỳ của nhóm tư vấn các nhà tài trợ trong năm nay, sẽ tập trung thảo luận xoay quanh hai văn bản chiến lược của Việt Nam: Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội (CLPT KTXH) giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (KHPT KTXH) 5 năm tiếp theo (2011-2015), cả hai văn bản này đều đang trong quá trình hoàn thiện.

LHQ trân trọng cơ hội được tham gia vào quá trình xây dựng tầm nhìn 10 năm tiếp theo cùng với KHPT KTXH giai đoạn 2011-2015, đồng thời đánh giá cao sự cởi mở của Chính phủ Việt Nam và các ban soạn thảo qua việc tổ chức tham khảo ý kiến và thảo luận về hai văn bản này. Họ rất vui mừng vì Chính phủ đã có những đánh giá rất thẳng thắn và cởi mở về nhiều thách thức to lớn đang đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo thực hiện CLPT KTXH và KHPT KTXH. Về khía cạnh này, nội dung của KHPT KTXH đã thể hiện rất trung thực trên tinh thần tự phê bình, và đây chính là điều đáng được ghi nhận nhất. Một điểm tích cực nữa là trong CLPT KTXH, có sự đánh giá rất chân thực về những tiến triển trong thập kỷ vừa qua và CLPT KTXH đưa ra một sự phân tích vượt xa hơn nhiều so với tầm nhìn hạn hẹp về phát triển kinh tế để bao gồm nhiều vấn đề hơn, như sự tham gia, phát triển con người, và các mối quan hệ quốc tế, là những vấn đề rất quan trọng đối với viễn cảnh kinh tế - xã hội lâu dài của Việt Nam.

28

Đối với KHPT KTXH, Liên hợp quốc nhận thấy rằng cần có sự cân bằng tốt hơn giữa các mục tiêu và chỉ tiêu kinh tế với các ưu tiên phát triển con người và xã hội, để có thể đạt được những mục tiêu phát triển đầy tham vọng được đặt ra trong CLPT KTXH và KHPT KTXH.

Đầu tư nhiều hơn vào phát triển xã hội và con người là hết sức thiết yếu, bởi vì nếu không có những con người khỏe mạnh và có trình độ thì rất khó có thể đạt được các mục tiêu đặt ra trong KHPT KTXH. Ưu tiên đầu tư vào khu vực công và tăng cường hiệu quả của loại hình đầu tư này sẽ giúp tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho tiêu dùng công trong các khu vực xã hội. Đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng, y tế dự phòng và khám chữa bệnh, là rất thiết yếu để có thể tối đa hóa tiềm năng và năng lực con người, nâng cao năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam nói chung. Ở khía cạnh này, đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề sức khỏe người dân trong KHPT KTXH, trong đó có việc cải thiện sức khỏe người dân, đảm bảo bình đẳng hơn trong khả năng tiếp cận với chăm sóc y tế, cải thiện chất lượng các dịch vụ cung cấp, giảm thiểu các rủi ro tài chính cho người bệnh và gia đình họ, đồng thời tăng cường hiệu lực và hiệu quả của các dịch vụ y tế. Đặc biệt đề nghị Chính phủ xem xét các tác động của chính sách xã hội hóa trong y tế và giáo dục, trong đó có các tác động bất lợi đối với các cá nhân và gia đình, cũng như những sự khích lệ không đáng có mà chính sách xã hội hóa hiện đang tạo ra.

Khuôn khổ hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP thời kỳ 2001-2005 (KKHTQG 2001-2005) đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 5/2000 và Hội đồng Chấp hành của UNDP thông qua vào cuối tháng 9/2000. CCF đã định ra chiến lược hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP trong 5 năm đầu của thiên niên kỷ mới, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng nguồn vốn của UNDP ở những lĩnh vực mà UNDP có lợi thế so sánh, đó là: hỗ trợ quản lý Nhà nước và cải cách, hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo

29

và hỗ trợ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác thời kỳ 5 năm 2001-2005 gồm:

- Xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội;

- Hỗ trợ công cuộc cải cách và quản lý phát triển; - Hỗ trợ quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

- Hỗ trợ công tác điều phối và quản lý viện trợ, tuyên truyền và hỗ trợ công tác vận động viện trợ;

Những nội dung chủ yếu trong CPD hợp tác với UNDP như sau

a. Nâng cao chất lượng tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; b. Tăng cường quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ;

c. Các chủ đề liên ngành và lĩnh vực tiềm năng để xây dựng chương trình chung với các tổ chức khác của LHQ.

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)