Chủ trương và những nội dung cơ bản về xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

của Việt Nam

Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...". Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo"; đó cũng là ngày "Thế giới chống đói nghèo" mà LHQ chọn.

Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS) đã được Thủ tướng Chính phủ Việt nam thông qua tháng 5/2002 và được trình lên Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới ngày 2/7/2002 như một Văn bản Chiến lược giảm nghèo.

Chiến lược này tập trung vào các mục tiêu sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong khi đảm bảo các tiến bộ và công bằng xã hội, tập trụng vào phát triển nông nghiệp và

30

các vùng nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kém phát triển, hạn chế khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng và các dân tộc thiểu số.

- Tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tiếp tục cải cách cơ cấu: cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và tài chính: tự do hóa thương mại song phương: các cam kết thông qua việc gia nhập AFTA và Tổ chức Thương mại Thế giới; thúc đẩy tăng thu nhập; phát triển thị trường để phân phối hàng tiêu dùng...

- Thực hiện cải cách hành chính công gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách khu vực công chức, cải cách tài chính công để tăng trách nhiệm giải trình trong khu vực công chức và hành chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng và đảm bảo sự công bằng xã hội.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và giảm sự bất bình đẳng; ưu tiên cho chất lượng và khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ y tế, giáo dục và phát triển; bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; bình đẳng giới và cải thiện cuộc sống của các dân tộc thiểu số. Tập trung vào dân nghèo thành thị - đặc biệt về vấn đề việc làm, thu nhập và nhà ở, đảm bảo sự tiếp cận công bằng tới các dịch vụ.

- Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cải thiện năng lực của các nhóm dễ bị tổn thương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển và mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trong phòng chống thiên tai.

- Thiết lập một hệ thống các chỉ số định lượng và định tính về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo (tính đến các yếu tố giới và nhóm xã hội) để giám sát và đánh giá việc thực hiện CPRGS.

31

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của LHQ công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB... tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:

Một là, xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.

Hai là, đạt phổ cập giáo dục tiểu học.

Ba là, tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.

Bốn là, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.

Năm là, tăng cường sức khỏe bà mẹ.

Sáu là, phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.

Bảy là, đảm bảo bền vững môi trường.

Tám là, thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.

Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững, dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.

32

Chương 2

CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)