Trong lịch sử, ở mỗi giai đoạn khác nhau, thậm chí tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà người ta có nhận thức khác nhau về CBXH. Thế nhưng, những quan điểm khác nhau đó vẫn gắn với những nguyên tắc, những tiêu chí để đánh giá là công bằng hay không công bằng dựa trên những quan niệm nhất định.
Thời cổ đại, các nhà tư tưởng Trung Quốc có những quan điểm khá nổi tiếng về CBXH. Khổng Tử (551 - 479 TCN) - nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng, người sáng lập trường phái Nho gia, đã có quan điểm khá thực tế về CBXH. Theo ông: “Người nghèo phải biết vui cảnh nghèo, người giàu phải biết chuộng lễ (Luận ngữ, Học Nhi), “Kẻ nghèo không nên oán thán, kẻ giàu không nên kiêu căng” (Luận ngữ, Hiếu vấn). Khổng Tử từng mơ ước: “Thiên hạ sẽ thái bình, khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ không đều” [82].
Đến cuối thời kỳ Chiến quốc, Hàn Phi (khoảng 280 - 233 TCN) - một nhà tư tưởng theo trường phái Pháp trị, đã phát triển khá toàn diện các tư tưởng trị nước bằng pháp luật của các nhà tư tưởng trước đó, để xây dựng học thuyết pháp trị của mình, nhằm mục đích thiết lập một xã hội công bằng theo kỷ cương của pháp luật; theo ông, CBXH phải được thực hiện trên cơ sở của pháp luật.
Ở Hi Lạp cổ đại, Platon (427 - 347 TCN) trong hai tác phẩm “Nhà nước” và “Luật lệ” của mình, đã khẳng định rằng không thể có sự bình đẳng giữa những tầng lớp người khác nhau trong xã hội. Bởi vì, theo ông bản thân
33
nhà nước xuất hiện từ chính sự đa dạng của nhu cầu con người. Do đó càng cần thiết phải duy trì các hạng người khác nhau dưới dạng phân công lao động khác nhau để thoả mãn các nhu cầu đa dạng của xã hội nên không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa họ. Như vậy, theo Platon, xã hội hoàn toàn không có sự bình đẳng và cho đến tận ngày nay, quan điểm này vẫn còn là hiện thực. Tuy nhiên, Platon lại cho rằng, mặc dù xã hội không có sự bình đẳng nhưng vẫn có công bằng, bởi lẽ công bằng là ở chỗ mỗi hạng người - dù ở địa vị xã hội nào - cũng phải làm hết trách nhiệm của mình, biết sống với đúng tầng lớp của mình và phải biết được thân phận mình. Như vậy quan niệm của Platon về nghĩa vụ và quyền lợi chính là sự phân định, phân chia về đẳng cấp.
Arixtốt (384 - 322 TCN), nhà triết học vĩ đại thời kỳ cổ đại Hy Lạp, cũng là người có những tư tưởng sâu sắc, tiêu biểu về CBXH mà sau này đã được kế thừa và phát triển trong những điều kiện xã hội cụ thể khác nhau. Trước hết, Arixtốt đưa ra quan điểm về vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện CBXH. Theo Arixtốt, "Nhà nước là kết quả phát triển của con người khi con người chuyển từ đời sống bản năng sang đời sống chính trị; khi con người đạt tới sự phát triển trong nhà nước, khi con người xa lạ với luật pháp thì nó chỉ còn là sinh vật tồi tệ nhất" [87, tr.281]. Bởi vì, sự hoàn thiện của con người trong nhà nước đã được thể hiện bằng các chuẩn mực đạo đức như thiện và ác, công bằng và bất công, mà điều này thì không thể có được khi con người sống ở trạng thái tự nhiên.
Đứng trên lập trường giai cấp, Arixtốt cho rằng công bằng là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng giữa những người không có cùng địa vị cũng được Arixtốt coi là công bằng.
Như vậy, theo Arixtốt, không phải chỉ có sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị mới có sự công bằng, mà ngay sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội cũng là sự công bằng.
34
Thời kỳ trung cổ, giai cấp thống trị ở các nước châu Âu đã kết hợp chặt chẽ giữa thần quyền và thế quyền, để duy trì sự áp bức bóc lột man rợ, cả về tinh thần và vật chất đối với đông đảo nông nô và tầng lớp thị dân nghèo khó. Những nhà triết học tôn giáo - người đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, đã ra sức chứng minh rằng: “Con người do Chúa Trời tạo ra theo hình ảnh của mình” và sắp xếp thành các đẳng cấp khác nhau. Quyền lực của vua chúa là thực hiện theo lệnh Chúa Trời. Kẻ nào chống lại quyền lực đó thì chẳng những bị trừng trị ở kiếp này mà còn bị đầy xuống địa ngục ở kiếp sau.
Cách mạng Tư sản không chỉ xóa bỏ chế độ phong kiến mà còn giải phóng con người. Những tư tưởng về CBXH không bị bó hẹp trong phạm vi đòi quyền bình đẳng ở địa vị xã hội, mà quyền bình đẳng ấy đã được mở rộng sang những đòi hỏi phải có một sự ngang bằng trong quan hệ trao đổi và phân phối.
Khi CNTB phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, nền sản xuất TBCN từng bước khẳng định được địa vị thống trị của mình trong nền sản xuất xã hội, thì những quan điểm về sự phân phối và trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá
của nền sản xuất hàng hoá ngày càng được sử dụng như là thước đo của CBXH.
Tômát Hốpxơ (1588 - 1679), Nhà triết học duy vật nổi tiếng người Anh cho rằng, tạo hóa đã ban cho con người sự giống nhau, cho nên con người phải được công bằng và bình đẳng. Thế nhưng con người luôn có tính tham lam và ích kỷ, cho nên giữa người và người không có sự bình đẳng và công bằng thực sự. Ông đã chỉ ra rằng, để đi tới sự công bằng thực sự giữa người và người thì phải có một lực lượng đứng trên để dàn xếp các lợi ích cá nhân; đó chính là Nhà nước (quân chủ tuyệt đối có quyền lực vô hạn). Tư tưởng này của Tômát Hốpxơ tuy mang tính duy vật về xã hội, nhưng không thấy được rằng, trong xã hội có đối kháng giai cấp thì bản chất nhà nước cũng chỉ đại
35
diện cho quyền và lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi. Vì lẽ đó mà không thể thực hiện CBXH chung cho toàn xã hội.
Imanuen Cantơ (1724 - 1804), đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức, một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác, khi bàn về vấn đề xã hội ông đã cho rằng, CBXH bao gồm công bằng và bảo hộ công bằng trong trao đổi và phân phối. Tư tưởng tiến bộ này của ông sau này được nhiều người thừa kế và phát triển. Ở giai đoạn này, nguyên tắc trao đổi tự do và phân phối đúng với giá trị của sức lao động sản xuất ra hàng hoá, đã không còn nhiều ý nghĩa. Nguyên tắc trao đổi tự do giữa những người sản xuất nhỏ giờ đây bị đè bẹp bởi sự cạnh tranh của đại tư sản và đại sở hữu ruộng đất. Vì thế “Số phận của chế độ xã hội lý tính cũng không gì đẹp đẽ hơn. Sự đối lập giữa những người giàu và những người nghèo, đáng lẽ được giải quyết trong đời sống hạnh phúc phổ biến thì lại trở thành sâu sắc hơn” [38, tr.280].
Thế kỷ XVIII-XIX, những nhà CNXH không tưởng muốn thay đổi tận gốc các quan hệ xã hội mà “trước hết là quan hệ sở hữu”, kêu gọi làm cách mạng xã hội và thực sự muốn xây dựng một xã hội hiện thực hoàn toàn tốt đẹp, dựa trên tinh thần bác ái, nhân đạo cao cả. Các nhà không tưởng thời kỳ này muốn đấu tranh cho một xã hội công bằng và bình đẳng vì hạnh phúc của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, những tư tưởng nhân đạo đó vẫn là “không tưởng” vì nó chưa tìm thấy một lực lượng xã hội để thực hiện cho được ước mơ kỳ vĩ và cao cả đó. Ph.Ăngghen từng đánh giá rằng, họ đã “Không tự coi mình là đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản mà lịch sử đã sản sinh ra trong thời kỳ đó. Cũng như những nhà triết học khai sáng, họ muốn lập tức giải phóng ngay nhân loại chứ không phải trước hết giải phóng một giai cấp nhất định” [38, tr.278].
Để bảo vệ lợi ích của đông đảo người lao động trước sự bóc lột thậm tệ của giai cấp tư sản, các nhà CNXH không tưởng đã xây dựng lý tưởng CBXH
36
của mình không phải bằng nguyên tắc trao đổi ngang giá dựa trên chế độ sở hữu tư sản, mà bằng nguyên tắc phân phối “đồng đều” những sản phẩm của lao động cho toàn thể mọi cá nhân trong xã hội, dựa trên chế độ sở hữu công cộng.
Những tư tưởng CBXH này, vừa thể hiện tinh thần đấu tranh chống lại trật tự phong kiến dựa trên quan hệ đẳng cấp, vừa thể hiện tinh thần đấu tranh chống lại trật tự tư sản dựa trên quan hệ trao đổi ngang giá, đã được một số nhà CNXH không tưởng bàn tới. Đặc biệt thế kỉ XIX nổi lên 3 đại biểu xuất sắc của CNXH không tưởng: Owen, Xanh Ximông và Phuriê.
Kế thừa những tư tưởng về công bằng của J.J Rút-xô và J.Cantơ, nhà triết học chính trị người Mỹ nổi tiếng thế kỉ 20 - J.Rols (1921 - 2002) - đã xây dựng lý thuyết của mình về CBXH với những quan điểm mới rất đáng được chú ý. J.Rols cho rằng đối tượng của công bằng chính là thể chế xã hội nói chung, cái quyết định cho sự lựa chọn nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản, hay đó là phương thức phân phối lợi ích có được từ hoạt động hợp tác xã hội của mỗi cá nhân. Với mong muốn xây dựng một lý thuyết trừu tượng hơn về CBXH, J.Rols đã giả định về một trạng thái nguyên thuỷ với tính cách là xuất phát điểm bình đẳng cho việc thực hiện CBXH. Và do đó, con người ở trong trạng thái nguyên thuỷ ấy được J.Rols quan niệm đó là con người lý tính và không vụ lợi. Theo J.Rols, trước hết công bằng chỉ có được khi được con người tự nguyện cùng hợp tác để làm sao mỗi cá nhân giành được nhiều lợi ích hơn khi họ hoạt động độc lập, riêng lẻ. Vì vậy, nếu thể chế của một xã hội là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân dựa trên thể chế xã hội ấy được gọi là công bằng [24, tr.44].
37