Minh về công bằng xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, CBXH là một phạm trù có tính lịch sử, do vậy nó luôn biến đổi phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Theo Ph.Ăngghen, “Công lý của người Hy Lạp và người La Mã cho rằng chế độ nô lệ là công bằng. Công lý của những nhà tư sản năm 1789 đòi hỏi thủ tiêu chế độ phong kiến, vì chế độ ấy không công bằng” [37, tr.379].
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, phân công lao động đã phân hóa xã hội, phân hóa con người. Từ đó, xuất hiện vấn đề công bằng xã hội theo một ý nghĩa rộng hơn, đầy đủ hơn.
Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, muốn có CBXH thật sự thì phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo đúng với giá trị thực của sức lao động. Để xây dựng được một xã hội công bằng thực sự thì phải xoá bỏ được sự bất bình đẳng về địa vị trong xã hội. Muốn thế phải làm cho mọi người bình đẳng trong quan hệ sở hữu, tức là phải làm cho mọi người ngang bằng về địa vị trong quan hệ đối với TLSX. Đó mới chính là tiền đề làm cơ sở để thực hiện CBXH thực sự. Chính từ việc phân phối không công bằng trong xã hội TBCN đã làm cho những mâu thuẫn xã hội nảy sinh ngày càng gay gắt. C.Mác đã chỉ rõ rằng phương thức phân phối TBCN sẽ mất đi khi mâu thuẫn giữa LLSX mang tính xã hội hoá ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX trong phương thức sản xuất TBCN trở nên gay gắt tới mức bùng nổ cách mạng XHCN, để mở ra một thời đại mới. Trong thời đại mới đó TLSX sẽ được công hữu hoá và phương thức phân phối sản phẩm sẽ hợp lý hơn, CBXH được bảo đảm.
Do đó, C.Mác cho rằng, chỉ dưới chế độ XHCN người lao động làm việc theo năng lực bản thân và được nhận lại phần mà anh ta đã đóng góp cho xã hội sau khi đã khấu trừ đi số lao động cần thiết để duy trì, phát triển sản xuất và quỹ phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc mang tính công bằng
38
trong CNXH. Bởi vì, theo nguyên tắc này tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau. Nguyên tắc phân phối trên đây được xem như là công bằng. Tuy nhiên, C.Mác cũng chỉ rõ rằng trong điều kiện của CNXH, việc phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được mà vẫn còn hàm chứa trong nó một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội vì “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia” [38, tr.35].
Do vậy “muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy thì quyền phải là không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng” [38, tr.35]. Cho nên, "nguyên tắc phân phối trên đây được coi là nguyên tắc rất công bằng nhưng, C.Mác chỉ rõ rằng, trong điều kiện CNXH sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được mà vẫn còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội… Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót của nguyên tắc phân phối theo lao động - một thiếu sót, theo C.Mác là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội CSCN" [66, tr.252].
V.I.Lênin - không những là người kế tục mà còn là người phát triển xuất sắc tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, ông cho rằng, chính trong chế độ XHCN, TLSX là chung, nhà nước còn tồn tại nhằm bảo vệ bình đẳng về lao động và bình đẳng trong phân phối, do đó chế độ này phần nào còn mang dáng dấp pháp quyền tư sản, đặc biệt V.I.Lênin chú ý nhấn mạnh tới công bằng trong phân phối lao động: “Người nào không làm thì không có ăn”, nguyên tắc XHCN ấy đã được thực hiện; “Số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số lượng sản phẩm ngang nhau”, nguyên tắc CNXH này cũng đã được thực hiện [29, tr.116].
39
Như vậy, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, dưới CNXH công bằng trong lĩnh vực kinh tế đóng vai trò là cơ sở và quyết định sự công bằng trong các lĩnh vực khác nhau như: văn hóa, xã hội…; cụ thể là về phương diện quan hệ giữa cống hiến (thực hiện nghĩa vụ) ngang nhau thì hưởng thụ (hưởng quyền lợi) ngang nhau. Hay nói cách khác trong CNXH, công bằng cơ bản là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; sản phẩm được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động. CBXH mà các ông chỉ ra ở đây là CBXH mang tính tương đối, nó chỉ tồn tại ở giai đoạn thấp của xã hội CSCN. Bởi vì xã hội này mới chỉ là giai đoạn quá độ từ TBCN - một xã hội bất công, bất bình đẳng sang xã hội CSCN - một xã hội có sự công bằng tuyệt đối. Do không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội CSCN, lúc nó vừa lọt lòng từ xã hội TBCN ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài, quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [38, tr.35-36].
Hồ Chí Minh là người đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn cách mạng để có những tư tưởng thiên tài về lí luận cách mạng. Kế thừa nguyên tắc phân phối theo lao động của chủ nghĩa Mác - Lênin và xem đó là nguyên tắc phân phối cơ bản của CNXH, Người diễn đạt sát hiện thực hơn: phân phối phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, Lao động dễ thì được phân phối ít. Theo Hồ Chí Minh, nước ta vừa thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến do đó còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Cho nên sự bình đẳng về địa vị làm chủ TLSX, làm chủ nước nhà là nguyện vọng tha thiết, là điều kiện cơ bản đầu tiên để đảm bảo cho mọi người phát huy mọi khả năng để cống hiến cho xã hội mà trước tiên là cho bản thân. Do vậy nguyên tắc mang tính công bằng ở thời kỳ này là “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng” [49, tr.175 . Nguyên tắc này chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất và điều này có ý nghĩa rất
40
to lớn trong điều kiện Việt Nam với điểm xuất phát thấp. Cùng với nguyên tắc này, Hồ Chí Minh quan niệm phải có chế độ khuyến khích lao động, thưởng phạt nghiêm minh, đồng thời thi hành chính sách về chế độ khoán thì mới thúc đẩy được năng suất lao động: “Phải thực hiện ba khoán, một thưởng. Nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì được thưởng. Có như thế mới khuyến khích mọi người cùng cố gắng hơn nữa. Thưởng, phạt phải công bằng” [50, tr.411]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, CBXH không chỉ là mục tiêu của CNXH mà còn là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là một yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng CNXH, nhất là trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như ở nước ta thời kỳ đó.
Tuy thế, Hồ Chí Minh kiên quyết chống lại chủ nghĩa bình quân trong lao động, phê phán tư tưởng cào bằng, coi đó là nguyên nhân triệt tiêu động lực phát triển xã hội. Người nói: “Đồng cam cộng khổ là một tinh thần cần phải có, nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng. Bình quân chủ nghĩa là gì? là ai cũng như ai, bằng hết. Bình quân chủ nghĩa trái với CNXH, thế là việc khó, việc dễ cũng cùng điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân” [50, tr.410 . Như vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công bằng và bình đẳng là một mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nó không phải là chủ nghĩa bình quân, cào bằng trong nghèo khó. Nó phải là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến lợi ích cá nhân nhằm động viên mỗi người không ngừng phấn đấu, cống hiến nhiều nhất cho xã hội, đồng thời người cũng kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, cho đó là căn nguyên gây ra hàng trăm thứ bệnh như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, tham ô, lãng phí, chủ quan… Người cũng lưu ý rằng, chủ nghĩa cá nhân khác xa lợi ích cá nhân, nếu chống chủ nghĩa cá nhân mà lại vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng thì sẽ dần tới sai lầm. Hồ Chí Minh viết: “Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo
41
đảm thì lợi ích riêng của từng cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn” [49, tr.291]. Việc đảm bảo lợi ích chung tức là bảo về điều kiện để thực hiện lợi ích của mỗi cá nhân (là biện pháp đảm bảo CNXH). Tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” là thể hiện sự công bằng giữa lợi ích cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với tập thể cũng như với cộng đồng xã hội nói chung.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng về CBXH của các bậc tiền bối và đưa ra quan điểm của mình trong điều kiện cụ thể Việt Nam một cách khá toàn diện và sâu sắc. Theo Hồ Chí Minh, CBXH không có gì khác ngoài mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ… Nhưng từ nguyên tắc phân phối theo lao động, Người đã vận dụng sáng tạo phù hợp với truyền thống đạo lý ngàn đời của người Việt Nam đoàn kết tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi, lá lành đùm lá rách, cùng chia sẻ với những người kém may mắn, hoạn nạn, tàn tật, không có khả năng lao động. Hồ Chí Minh cũng đã khái quát rằng CBXH không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của CNXH. Đây có thể coi là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH. CBXH phải được thực hiện đầy đủ trong việc giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, giải quyết hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. CBXH là trách nhiệm chung của Nhà nước, của toàn xã hội trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và tạo ra điều kiện thuận lợi để nhân dân hoàn thành nghĩa vụ, quyền lợi của mình đối với Nhà nước.