Tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế xã hội nhằm thựchiện

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

hiện công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo

Để thực hiện CBXH có hiệu quả, các chính sách của Nhà nước phải tạo điểu kiện cho các thành viên xã hội có thể phát triển và sử dụng tốt nhất năng lực của mình vì sự phát triển của xã hội cũng như hưởng thụ một cách tương xứng những thành quả đó. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện một số hướng đổi mới, hoàn thiện các chính sách kinh tế, xã hội như sau:

Về chính sách tài chính - tiền tệ: Hệ thống tài chính - tiền tệ là nòng cốt, xương sống của nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tài chính là thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển, tái sản xuất mở rộng và để nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho toàn dân. Vì vậy Nhà nước cần sử dụng ngân sách như một công cụ tài chính quan trọng để thực hiện điều

71

chỉnh kinh tế vĩ mô, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng, kiềm chế lạm phát.

Những năm qua, ngân sách của Nhà nước ta dường như thường xuyên căng thằng, các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước phân bổ còn dàn trải, không cân đối cho sự phát triển ngành, vùng, lãnh thổ. Phân cấp ngân sách Nhà nước tuy đã được luật hoá, song còn nhiều lúng túng, tình trạng “bao cấp chức năng” trong vận hành tài chính của Nhà nước vẫn còn tiếp diễn gây lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đồng thời gây cản trở hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ. Vì vậy, quản lý nền tài chính quốc gia cần phải hoàn chỉnh các luật thuế theo phương châm vừa hiện đại, vừa gọn nhẹ, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cần tiếp tục hoàn thiện phân cấp ngân sách đảm bảo nguyên tắc dânn chủ, công khai, thống nhất và phấn đấu giảm bội chi ngân sách góp phần khống chế lạm phát, mặt khác phải đảm bảo ngân sách chi cho tiêu dùng thường xuyên nhưng phải hợp lí và tiết kiệm. Cần ưu tiên ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tiếp thu công nghệ hiện đại, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc nhằm thực hiện CBXH.

Giải pháp cơ bản và dài lâu là nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm trong chi tiêu của Nhà nước, của doanh nghiệp và cả tiêu dùng của dân cư, đồng thời đa dạng hoá các kênh huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, khuyến khích mở rộng thực hiện tiết kiệm để tăng đầu tư, phải chú trọng bồi dưỡng nguồn thu lâu dài, có tầm nhìn dài hạn trong chính sách thu. Hiện nay hệ thống thuế theo hướng đơn giản, ổn định, công bằng, khuyến khích làm ăn hợp pháp. Thực hiện chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế đối với đầu tư, phát triển, đối với những vùng có nhiều khó khăn và những đối tượng của chính sách xã hội thông qua các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

72

Tăng cường quản lý ngoại tệ, vàng và chủ động điều tiết lãi suất ngân hàng, đặc biệt là hạ mức lãi suất để tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, qua đó tạo ra nhiều công ăn việc làm mang lại thu nhập cho người dân, từng bước thực hiện CBXH.

Đối với chính sách giá cả: Cần hoàn thiện chính sách giá cả và đổi mới công tác quản lý. Để làm tốt việc này cần phải tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia. Đồng thời phải đổi mới cơ chế hình thành và hoạt động của quỹ bình ổn giá, phải biết chủ động điều tiết giá cả trong những điều kiện cần thiết, đối với những mặt hàng thiết yếu nhằm hạn chế một cách kịp thời sự biến động giá cả. Bởi vì giá cả biến động sẽ ảnh hưởng xấu đến người nghèo làm cho sự phân hoá giàu nghèo tăng lên.

Chính sách đầu tư: Để đạt mục đích vừa tăng trưởng kinh tế và vừa thực hiện CBXH, yếu tố cơ bản là vấn đề lựa chọn đầu tự, đầu tư vào nơi có tăng trưởng cao nhưng giải quyết được việc làm không nhiều hay đầu tư vào nơi có tăng trưởng kinh tế thấp nhưng giải quyết việc làm nhiều hơn; đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu tạo điều kiện, cơ hội thực hiện CBXH. Vì vậy, chính sách đầu tư cần được chú ý đến đặc điểm từng ngành, từng lĩnh vùng, từng lĩnh vực, tránh đầu tư tràn lan, manh mún, dẫn đến tốn tiền của của Nhà nước tạo kẽ hở cho những kẻ tham nhũng. Đặc biệt để thực hiện CBXH cần chú ý đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi.

Ở nước ta, gần 80% dân cư sống ở nông thôn, với đa số sống nhờ vào sản xuất và lối canh tác có trình độ thấp, lạc hậu, nền sản xuất nặng về trồng trọt và thiên về độc canh cây lúc, do đó không thể mang lại sự phồn vinh cho nông thôn. Do vậy, muốn làm giàu, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Nhà nước phải ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đổi mới cơ cấu sản xuất nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy lưu thông, phân phối, giao lưu hàng hoá; quy

73

hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống từ đó hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn, thu nhập cao hơn từng bước rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; xây dựng các trung tâm khoa học phát triển nông thôn tổng hợp phục vụ thông tin cho sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay với quá trình phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và quá trình đô thị hoá càng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển. Trong đó có những vấn đề đang nỏi lên hiện nay là vấn đề ruộng đất và vấn đề lao động, việc làm. Đảng và Nhà nước phải có chính sách để giải quyết một cách công bằng và hợp lý về ruộng đất, phải tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo hướng kinh tế thị trường. Cùng với chính sách ruộng đất, phải đặc biệt chú ý chính sách về lao động và việc làm, nhất là những vùng ruộng đất canh tác bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá.

Miền núi là nơi cư trú đại bộ phận các dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí và mức sống vật chất, văn hóa của dân cư miền núi nói chung, các dân tộc nói riêng thấp, đó là điều cần quan tâm trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư và chỉ đạo việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những nơi khó khăn nhất, đẩy mạnh cuộc vận động định canh, định cư kết hợp với việc hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Bồi dưỡng và đãi ngộ xứng đáng đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số, nghiên cứu điều chuyển từng bước cán bộ giữa các vùng và các dân tộc. Các chính sách của Nhà nước cần được thực hiện theo hướng mở rộng sản xuất lương thực ở vùng có điều kiện thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; phát triển

74

công nghiệp phục vụ miền núi; xây dựng và phát triển thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để thúc đẩy và hỗ trợ nông thôn miền núi phát triển; phát triển mạng lưới y tế, giáo dục ở xã bản, phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện xoá mù chữ…

Chính sách phân phối thu nhập: phân phối sản phẩm xã hội là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi thành viên trong xã hội. Có thể nói, tính tích cực, khả năng sáng tạo của con người, trước hết là của người lao động, được phát huy hay bị triệt tiêu phụ thuộc đáng kể vào cách giải quyết vấn đề lợi ích. Việc giải quyết quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế lại bị chi phối bởi phương thức phân phối sản phẩm xã hội. Thực tế cho thấy, không phải tất cả mọi hình thức phân phối đều chứa đựng sự thoả đáng, hay nói cách khác, đều thể hiện CBXH. Do chỗ con người có thể bình đẳng về mặt xã hội, nhưng không bình đẳng về thể chất, năng lực và trí tuệ, nên mức độ cống hiến cũng khác nhau. Mặt khác, sự phát triển của xã hội chưa đạt đến trình độ cho phép thực hiện hình thức phân phối lý tưởng: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Song cũng không phải vì thế mà không thực hiện CBXH trong lĩnh vực này. Ở đây, CBXH thể hiện qua nguyên tắc: cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Như vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, để bảo đảm sự công bằng trong phân phối sản phẩm, Nhà nước cần giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ. Trong đó, trước hết và chủ yếu là đề cao, khuyến khích nguyên tắc phân phối theo lao động.

Trong quá trình đổi mới, Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp tích cực để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ phương thức phân phối bình quân, cào bằng trước đây. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm. Chẳng hạn chế độ lương chưa phản ánh được hiệu quả lao động. Nói cách khác, cho đến nay, lao động vẫn chưa được trả tương xứng, đặc biệt là lao động trí tuệ. Hiện nay, giá trị của lao

75

động đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Tri thức, chất xám trở thành yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy chưa bảo đảm sự ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, một số kỹ sư, công nhân lành nghề, thợ bậc cao trong các doanh nghiệp Nhà nước bị thu hút về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó loại hình lao động đặc biệt này cần được coi trọng không chỉ trên phương diện khai thác, sử dụng mà cả trên phương diện trả công lao động.

Phân phối theo lao động không phải là hình thức duy nhất biểu hiện CBXH. Chính C.Mác cũng đã chỉ ra rằng, để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường, cần phải có sự kết hợp của cả ba yếu tố: sức lao động, đối tượng sản xuất và công cụ lao động. Do đó, ngoài việc phân phối theo lao động, Nhà nước cần thực hiện tốt các hình thức khác nhau phân phối theo vốn, tài sản đóng góp… Có như vậy, chúng ta mới khuyến khích và huy động được mọi tiềm lực vật chất to lớn trong nhân dân, tạo nên sức mạnh nội lực của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chính sách giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng nhằm phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, thực hiện CBXH, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động phải phát huy các tiềm năng của các thành phần kinh tế và tài nguyên đất nước, kết hợp giữa giải quyết việc làm trong nước với đẩy mạnh xuất khẩu lao động; cần tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề lao động để cho người lao động tự tìm kiếm việc làm. Đảm bảo cho mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng cư dân trên địa bàn có tính chiến lược kinh tế. Thu hút thêm lực lượng lao động kể cả lao động chất xám khai thác thế mạnh của đồng bằng và miền núi kết hợp với việc định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc ít người để tạo nhiều việc làm và ổn định cuộc sống. Tiếp tục sắp xếp lại việc làm trong khu

76

vực Nhà nước. Phát triển các dịch vụ việc làm ở thành thị và nông thôn nhằm thu hút nhiều lao động còn dôi dư và nhàn rỗi. Phát triển các ngành nghề và các dự án, doanh nghiệp nhỏ để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới…

Chính sách xoá đói giảm nghèo: Xoá đói giảm nghèo là vấn đề chiến lược phát triển quốc gia. Trong những năm tới, cần phải tiến hành một số các giải pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, coi đây là chìa khoá để giải bài toán xoá đói giảm nghèo.

Thực tế kinh nghiệm cho thấy với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ giúp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo có được những bước đi nhanh. Cần phải bảo đảm cho các khu vực nghèo một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình để người nghèo có cơ hội nâng cao mức thu nhập và chi tiêu của họ. trong thời gian tới, cần phải chú trọng đẩy nhanh tăng trưởng ở các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó tạo các dòng di dân từ các khu vực khác, trong đó có nhiều người nghèo muốn thoát nghèo đến, di chuyển các nguồn vốn lớn từ khu vực tăng trưởng nhanh đến các khu vực khác góp phần xoá đói giảm nghèo ở các khu vực này. Bên cạnh đó, việc tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng là điều kiện quan trọng thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần giải quyết 13,5 triệu việc làm trong kế hoạch đến năm 2005 và là điều kiện quan trọng để giúp người nghèo thoát nghèo…

Thứ hai, hướng trung tâm chiến lược xoá đói giảm nghèo vào phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Với hơn 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn, thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực cần được ưu tiên. Trong những năm tới cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc

77

hình thành các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương, phát triển mô hình tổ chức làng nghề trên cơ sở yếu tố lịch sử truyền thống và lợi thế các nguồn lực địa phương, cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường, cho phép người nông dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý, thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp trong nông thôn và tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận được với thị trường quốc tế, cho phép người nông dân được quyền tự quyết định về cách thức đầu tư thích hợp ở trang trại cũng như đơn vị kinh tế của họ.

Thứ ba, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn. Đây là khâu trọng tâm cần giải quyết và là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhiệm vụ thiết yếu của công tác này là xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi; phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến kinh nghiệm và công khai các hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo đến từng người dân. Trong việc đầu tư cần phân biệt rõ những xã ưu tiên, trọng điểm, không nên dùng hình thức đầu tư bình quân, dàn trải như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác chăm lo về giáo dục y tế, có chính

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)