Khái niệm CBXH trong xóa đói, giảm nghèo không khác khái niệm CBXH bao nhiêu. Vì CBXH trong xóa đói, giảm nghèo là một giai đoạn - giai đoạn đầu của quá trình phát triển xã hội. Như nhiều nhà nghiên cứu đã luận giải, đây là giai đoạn chưa đủ khả năng để thực hiện CBXH một cách triệt để. Chúng tôi cho rằng đây cũng là giai đoạn chúng ta từng bước thực hiện CBXH. Đó có thể là từng lĩnh vực hoặc chúng ta chỉ thực hiện được một mức độ nào đấy trong cùng một lĩnh vực. Vì, phát triển là quá trình hoàn thiện dần, tích lũy dần. Tuy vậy, đây là giai đoạn nền tảng, giai đoạn cơ bản cho sự phát triển xã hội. Không có thành công của giai đoạn này thì không thể có thành công của giai đoạn kế tiếp. Đưa ra khái niệm cho một giai đoạn ngắn cũng là cần thiết, nhưng sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết, vì một giai đoạn ngắn chưa nói lên điều gì cơ bản; mặt khác, trong sự vận động và phát triển của xã hội, giai đoạn trước cũng mang trong lòng nó mầm mống của giai đoạn sau và ngược lại. Thế nhưng, cũng phải có một khái niệm công cụ để triển khai ý tưởng của mình khi thực hiện đề tài này.
Theo chúng tôi: CBXH trong xóa đói, giảm nghèo là bước đầu thực hiện công bằng sao cho cống hiến và hưởng thụ tương ứng nhau trong một lĩnh vực để làm cơ sở công bằng cho toàn xã hội.
Nội hàm của khái niệm CBXH trong xóa đói, giảm nghèo là một bộ phận trong nội hàm của khái niệm CBXH. Nó tương ứng như chưa thể thực hiện ngay CBXH trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà chỉ có thể
44
thực hiện ở một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, CBXH trong xóa đói, giảm nghèo, trước hết là phải thực hiện công bằng trong một lĩnh vực hoạt động của xã hội. Bởi đây là cơ sở để đánh giá CBXH trên phạm vi xã hội nên, nếu chưa thực hiện sự công bằng trong một lĩnh vực cụ thể, thì chưa có cơ sở để thực hiện công bằng trên phạm vi xã hội và càng không thể thực hiện CBXH theo nghĩa mà chúng ta đang quan niệm. Trên cơ sở công bằng trong một lĩnh vực để từ đó chúng ta sử dụng công cụ quản lí vĩ mô nhằm điều tiết ban đầu, điều tiết dần CBXH trên phạm vi xã hội.
Công bằng trên một lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội lấy cống hiến làm cơ sở. Bởi nếu chúng ta không dựa vào cơ sở này thì chúng ta sẽ triệt tiêu động lực của sự phát triển. Cơ sở để tính toán cho vấn đề này cũng không hề đơn giản, càng bảo đảm tính công bằng thì cơ sở đó càng phức tạp. Vấn đề này không thuộc phạm vi giải quyết của chúng ta mà thuộc phạm vi của các nhà kinh tế học. Thực hiện công bằng trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, dù khó nhưng vẫn dễ hơn công bằng trên phạm vi xã hội. Nhưng nếu dừng lại đấy thì không thể gọi là CBXH. Xã hội tuy là bao gồm quan hệ giữa các cá nhân trên những cộng đồng nhưng không chỉ là một cộng đồng mà tất cả các cộng đồng, tức là trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, thậm chí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng từ một lĩnh vực của đời sống xã hội chưa đánh giá hết mức độ công bằng của xã hội đó. Để đánh giá CBXH trên phạm vi xã hội nhất thiết phải thông qua xã hội mà đại biểu là nhà nước. Chỉ có nhà nước mới có khả năng điều tiết, điều hòa để bảo đảm cho xã hội được công bằng. Tức là người cống hiến trên lĩnh vực này bao nhiêu thì được hưởng thụ tương đương với người cống hiến tương tự trên các lĩnh vực khác của xã hội. Lúc đó, CBXH mới thực sự được thực hiện, chúng ta mới có thể gọi theo nghĩa đầy đủ của CBXH. Còn CBXH trong xóa đói, giảm nghèo là giai đoạn công bằng ở mức thiếu hụt, chưa đầy đủ, mà không có một ý tưởng chủ quan nào có thể vượt qua.
45
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu CBXH trong xóa đói, giảm nghèo nhưng cũng chỉ một số lĩnh vực của chúng mà không thể nghiên cứu tất cả.
2.2.2 Những nội dung cơ bản của công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo
Những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về CBXH ở Việt Nam từ đổi mới đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra thời kỳ đổi mới đất nước. Khi nói đổi mới tư duy mà chủ yếu là tư duy kinh tế, thì CBXH cũng được đề cập sát thực tế. Văn kiện Đại hội VI khẳng định: “Cùng với việc tiến tới xoá bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của sự bất công xã hội, phải đấu tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng tiêu cực, làm cho những nguyên tắc CBXH, và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta” [10, tr.88-89]. "Xoá bỏ những thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước có chính sách ưu đãi về kinh tế (như chính sách đầu tư, thuế, tín dụng…) đối với thành phần kinh tế XHCN; song về pháp luật phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh luật và chính sách đều được tôn trọng, được quyền hưởng thu nhập tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ. Những kể phạm pháp đều bị trừng trị theo pháp luật. Ai vi phạm hợp đồng kinh tế, đều bị xử phạt và phải bồi thường. Đó là chính sách nhất quán với mọi công dân, không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào" [10, tr.61-62].
Đồng thời “Tôn trọng lợi ích chính đáng của những hoạt động kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội. Ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các nguồn thu nhập bất chính… Nghiêm trị những kẻ phạm pháp bất kỳ ở cương
46
vị nào… Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi …” [10, tr.88-99].
Tiếp theo các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, Đại hội IX, khẳng định: “KTTT định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác và sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [15, tr.88].
Để tiếp tục khẳng định những chủ trương đúng đắn về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện CBXH mà Đảng đã đề ra, cũng như không ngừng bổ sung, hoàn thiện chủ trương đó trong suốt quá trình đổi mới, Đại hội X nhấn mạnh và cụ thể hoá thêm một bước và từng chính sách phát triển: "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [17, tr.26 ; “thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiện với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr.32 . Và “Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm; một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, khắc phục rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa” [17, tr.84].
Chiến lược, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam
Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS), đã được Thủ tướng Chính phủ Việt nam thông qua tháng 5/2002 và được trình lên Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới ngày 2/7/2002 như một Văn bản Chiến lược Giảm nghèo (PRSP). Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo đã được soạn thảo thông qua quá trình tham vấn rộng rãi, do ủy ban liên bộ phụ trách đứng đầu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) bao gồm các quan chức Chính phủ cao cấp của MPI và các bộ
47
khác. Nhóm hành động chống nghèo đói (PTF) gồm Chính phủ-Các nhà tài trợ-Các tổ chức phi chính phủ (PTF) đã hoạt động với tư cách là nhóm tư vấn và trợ giúp kỹ thuật cho Chính phủ trong suốt thời gian chuẩn bị văn kiện CPRSG. Nhóm hành động chống nghèo đói được thành lập năm 1999 và công việc của nhóm là tiến hành phân tích về khảo sát mức sống của người dân Việt Nam, việc thiết kế và việc thực hiện các đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân và sản phẩm của đánh giá nghèo đói, tài liệu: Việt Nam Tấn Công Nghèo đói. Kể từ khi xuất bản các đánh giá nghèo đói, nhóm hành động chống nghèo đói đã cung cấp một diễn đàn cho Chính phủ - các nhà tài trợ - các tổ chức phi chính phủ trao đổi để xây dựng Chiến lược hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ - Chiến lược Xóa đói Giảm nghèo (HEPR và CPRGS). 15 cơ quan Chính phủ hiện đang tham gia nhóm hành động chống nghèo đói PTF, mặc dù thành phần chính xác có thể thay đổi để phản ánh chức năng hoạtt động của nhóm cho những năm tới trong việc hỗ trợ thực hiện Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo (CPRGS). Các cuộc họp của nhóm do Chính phủ và đại diện của cộng đồng các nhà tài trợ (luân phiên) đồng chủ tọa.
Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo tập trung vào các mục tiêu sau:
Một là, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong khi đảm bảo các tiến bộ và công bằng xã hội, tập trụng vào: phát triển nông nghiệp và các vùng nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kém phát triển, và hạn chế khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng và các dân tộc thiểu số.
Hai là, Tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
48
Ba là, Tiếp tục cải cách cơ cấu gồm: cải cách doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước, ngân hàng thương mại; các tổ chức tín dụng và tài chính; tự do hóa thương mại song phương, các cam kết thông qua việc gia nhập AFTA và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); thúc đẩy tăng thu nhập, phát triển thị trường để phân phối hàng tiêu dùng...
Bốn là, Thực hiện cải cách hành chính công gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách khu vực công chức, và cải cách tài chính công để tăng trách nhiệm giải trình trong khu vực công chức và hành chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng và đảm bảo sự công bằng xã hội.
Năm là, Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và giảm sự bất bình đẳng; ưu tiên cho chất lượng và khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ y tế, giáo dục và phát triển; bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; bình đẳng giới và cải thiện cuộc sống của các dân tộc thiểu số. Tập trung vào dân nghèo thành thị - đặc biệt về vấn đề việc làm, thu nhập và nhà ở và đảm bảo sự tiếp cận công bằng tới các dịch vụ.
Sáu là, Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cải thiện năng lực của các nhóm dễ bị tổn thương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển và mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trong phòng chống thiên tai.
Bảy là, Thiết lập một hệ thống các chỉ số định lượng và định tính về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo (tính đến các yếu tố giới và nhóm xã hội) để giám sát và đánh giá việc thực hiện CPRGS.
Trong quá trình soạn thảo văn kiện chiến lược, các cuôc tham vấn với các cộng đồng dân cư nghèo và cán bộ địa phương đã được tổ chức tại 6 địa điểm trên cả nước. Các cuộc tham vấn này đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc có thể làm gì để giúp các cộng đồng dân cư nghèo một cách hiệu quả và các cuộc tham vấn này đã có tác động tới văn kiện hoàn chỉnh .
49
Ngân hàng Thế giới cùng một số các nhà tài trợ cho biết họ sẽ điều chỉnh các chiến lược trợ giúp quốc gia cho Việt nam của họ theo hướng Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo. Nhóm hành động chống nghèo đói sẽ hỗ trợ Chính phủ và Ban thư ký CPRGS trong giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Chiến lược.
2.2.3. Vai trò của công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo
Công bằng xã hội là động lực cho xóa đói giảm nghèo và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
KTTT định hướng XHCN sẽ tạo ra điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất để thực hiện CBXH. Đến lượt nó, CBXH được từng bước thực hiện sẽ là đòn bẩy, động lực mạnh cho xóa đói, giảm nghèo. Đảng và nhà nước ta sử dụng KTTT như một phương tiện, công cụ mà nhân loại đã đạt được để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo. Nhưng nếu chúng ta sử dụng KTTT tự do, tự phát thì nhất định CBXH sẽ bị vi phạm, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội sẽ gia tăng. Bởi lẽ, KTTT tự do, tự phát luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là tối cao. Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng bất chấp đạo lý, bất chấp việc huỷ hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống. Vì lợi nhuận có người còn đang tâm chà đạp lên danh dự của tổ quốc, của nhân dân mình.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền KTTT định hướng XHCN [18, tr.23]. Nội dung cốt lõi của nền KTTT định hướng XHCN bao gồm: phát triển kinh tế hàng hoá dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu, trong đó sở hữu công hữu XHCN giữ vai trò là nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Văn kiện Đại hội X khẳng định: "Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế: kinh tế
50
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [17, tr.27-28].
Đồng thời với quan hệ sở hữu, Đảng còn chủ trương về thực hiện quan hệ phân phối đảm bảo CBXH, cụ thể là thực hiện phân phối chủ yếu theo kết lao động hiệu quả kinh doanh là chủ yếu, đồng thời thực hiện nhiều hình thức phân phối hợp lý khác, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhà nước từng bước thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, quan tâm hỗ trợ người nghèo, những người không may mắn, những người thuộc diện hưởng chính sách xã hội. Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô trên cơ sở tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường và cơ chế thị trường. Hệ thống pháp luật dần hoàn thiện phù hợp với luật pháp quốc tế để thuận lợi cho hội nhập nhưng luôn phải đảm bảo tính tự chủ, độc lập trong đường lối chính trị, kinh tế.