Công bằng xã hội là động lực cho xóa đói giảm nghèo và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
KTTT định hướng XHCN sẽ tạo ra điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất để thực hiện CBXH. Đến lượt nó, CBXH được từng bước thực hiện sẽ là đòn bẩy, động lực mạnh cho xóa đói, giảm nghèo. Đảng và nhà nước ta sử dụng KTTT như một phương tiện, công cụ mà nhân loại đã đạt được để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo. Nhưng nếu chúng ta sử dụng KTTT tự do, tự phát thì nhất định CBXH sẽ bị vi phạm, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội sẽ gia tăng. Bởi lẽ, KTTT tự do, tự phát luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là tối cao. Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng bất chấp đạo lý, bất chấp việc huỷ hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống. Vì lợi nhuận có người còn đang tâm chà đạp lên danh dự của tổ quốc, của nhân dân mình.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền KTTT định hướng XHCN [18, tr.23]. Nội dung cốt lõi của nền KTTT định hướng XHCN bao gồm: phát triển kinh tế hàng hoá dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu, trong đó sở hữu công hữu XHCN giữ vai trò là nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Văn kiện Đại hội X khẳng định: "Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế: kinh tế
50
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [17, tr.27-28].
Đồng thời với quan hệ sở hữu, Đảng còn chủ trương về thực hiện quan hệ phân phối đảm bảo CBXH, cụ thể là thực hiện phân phối chủ yếu theo kết lao động hiệu quả kinh doanh là chủ yếu, đồng thời thực hiện nhiều hình thức phân phối hợp lý khác, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhà nước từng bước thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, quan tâm hỗ trợ người nghèo, những người không may mắn, những người thuộc diện hưởng chính sách xã hội. Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô trên cơ sở tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường và cơ chế thị trường. Hệ thống pháp luật dần hoàn thiện phù hợp với luật pháp quốc tế để thuận lợi cho hội nhập nhưng luôn phải đảm bảo tính tự chủ, độc lập trong đường lối chính trị, kinh tế.
Ở đây điều đáng lưu ý là để đảm bảo tiến bộ và CBXH, Đảng ta đã đề ra chủ trương hết sức đúng đắn: “TTKT gắn liền với bảo đảm tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước phát triển” [16, tr.88]. Trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và CBXH, Đảng ta chủ trương không chờ cho kinh tế phát triển rồi mới giải quyết vấn đề tiến bộ và CBXH mà phải tiến hành đồng thời.
Phân tích vai trò của quy luật KTTT mà hạt nhân là nguyên tắc trao đổi ngang giá cho thấy, nguyên tắc này đã mở ra những khả năng cho việc giải phóng sức sản xuất xã hội phát huy tính năng động và năng lực sáng tạo của từng cá nhân. Sự tác động của nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể sản xuất kinh doanh và từng cá nhân người lao động, tuân theo quy luật kinh tế nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế của mình. Từ đó mỗi chủ thể kinh tế phải phát huy khả năng nhiều mặt của bản thân để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Có
51
thể nói, đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
Trong nền KTTT, lợi ích của mỗi cá nhân được chú trọng; điều đó đã nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm của người lao động, của các chủ thể sản xuất kinh doanh đối với công việc và sản phẩm lao động của mình. Ngoài ra, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với sự chi phối của những quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, đã mở ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho con người phát triển năng lực cảu mình, cung cấp cho họ những phương án để tự lựa chọn; đồng thời nó cũng làm bộc lộ những yếu kém bất cập của con người. Sự khác nhau về khả năng giữa các chủ thể đã dẫn đến mức độ đáp ứng không giống nhau trước những đòi hỏi khắc nghiệt của các quy luật của nền KTTT. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng vận động của xã hội luôn buộc mọi người phải tuẩn theo một “xuất phát điểm” phù hợp với hoàn cảnh phát triển, chứ không phải hạ thấp mức độ xuất phát so với mặt bằng phát triển để có “sự ngang bằng như nhau” cho mọi cá nhân.
Trong nền KTTT định hướng XHCN, một mặt nguyên tắc trao đổi ngang giá được thực hiện nghiêm túc sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi ngang giá ngày càng thực sự hơn so với nền KTTT TBCN. Mặt khác, yêu cầu định hướng XHCN cũng khiến cho quan hệ xã hội ngang giá ở đây ngày càng có tính công bằng thực sự hơn. Nền KTTT định hướng XHCN ngày càng tạo ra nhiều cơ hội bình đẳng hơn cho tất cả mọi người có thể phát huy tính chủ động, năng động của mình, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và đưa đất nước đi lên; đồng thời cho phép thực hiện các hình thức phân phối tương xứng với sự cống hiến của mỗi cá nhân trong xã hội. Nói cách khác, việc tạo ra một xuất phát điểm như nhau sẽ phần nào hạn chế sự khác biệt vốn có giữa người và người về khả năng bẩm sinh cũng như những điều kiện kinh
52
tế - xã hội cụ thể. Điều đó sẽ làm cho việc phân phối ngày càng trở nên công bằng hơn.
Nhưng việc tạo ra một xuất phát điểm bình đẳng cho mọi cá nhân lại là công việc của cả cộng đồng, trong đó Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự điều tiết của Nhà nước mới thực sự là “chìa khoá để đáp ứng nhu cầu phức tạp và trái ngược nhau của xã hội”. Sự điều tiết của Nhà nước, được thực hiện bằng các chủ trương chính sách phù hợp với thước đo của CBXH chứ không phải được áp đặt một cách chủ quan. Điều này thể hiện ở chỗ, nhà nước phải dùng những chính sách kinh tế - xã hội khác nhau để điều chỉnh và tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là dùng các chính sách thu hút những nguồn lực về vốn, tài sản, hay lao động có chất lượng cao…Bên cạnh đó cần phải kết hợp chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội. Có như vậy mới thực sự làm cho CBXH trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN trở nên đầy đủ hơn.
Ngược lại, sẽ là bất hợp lý và phản tác dụng nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào vận hành kinh tế bằng mệnh lệnh chủ quan hay điều tiết bằng cách phân phối mang tính cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Những can thiệp điều tiết như vậy chỉ dẫn đến chỗ làm triệt tiêu động lực của sự phát triển kinh tế.
Để đảm bảo thực hiện CBXH, đồng thời làm cho CBXH trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự điều tiết của Nhà nước ta cần hướng vào những nhân tố chủ đạo đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Tại sao vậy? Vì, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, những nhân tố chủ đạo phát triển của nền kinh tế - xã hội không giống nhau. Theo đó, sự điều tiết của Nhà nước nếu tập trung vào những nhân tố chủ yếu đang chi phối đời sống kinh tế - xã hội sẽ góp phân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu sự điều
53
tiết đó không nhằm vào những nhân tố đang đóng vai trò chủ yếu thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm của một số nước Đông Á được coi là mô hình thành công trong việc giải quyết CBXH cho thấy, trong thời kỳ đầu phát triển, chính phủ của các quốc gia này đã đầu tư rất nhiều vào phổ cập giáo dục tiểu học trước khi triển khai chiến lược tăng trưởng sử dụng nhiều lao động. Trong thời kỳ tiếp theo, họ đã mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục trung học và đại học trước khi bắt đầu thực hiện hình thức tăng trưởng sử dụng nhiều kỹ thuật và vốn trong thập kỷ 70 và 80. Từ thập kỷ 90, họ đã đẩy nhanh chiến lược đào tạo về máy tính, chuyên môn và cơ khí trước khi chuyển sang các ngành công nghiệp sử dụng nhiều thông tin và công nghệ. Kết quả là không có sự xung đột giữa tăng trưởng và phân phối ở các nước này. Ở đây, việc điều tiết chế độ phân phố được nhấn mạnh và chính những nhân tố đó đang thúc đẩy cho sự TTKT đã càng tạo được động lực cho sự TTKT [85, tr.53]. Những kinh nghiệm trên đây cho thấy, sự điều tiết đúng đắn, hợp lý của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm hạn chế đáng kể sự phát sinh cũng như ảnh hưởng của những mặt trái của KTTT.
Phân phối lợi ích một cách công bằng là yếu tố kích thích trực tiếp các chủ thể tích cực tham gia vào hoạt động cống hiến, đóng góp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nói cách khác, nếu thước đo CBXH phù hợp với lợi ích chung của xã hội - lợi ích được cấu thành từ những nhân tố chủ đạo của sự phát triển kinh tế - xã hội, sẽ góp phần rất quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện phát triển KTTT của nước ta hiện nay, mong muốn thực hiện CBXH theo hướng vừa tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế, vừa đồng thời hạn chế được sự bất bình đẳng xã hội chỉ ở phương diện đảm bảo sao cho những người có cống hiến ngang nhau được thụ hưởng ngang
54
nhau, bởi nếu như vậy thì chỉ có lợi cho những ai có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắc nghiệt của những quy luật thị trường. Do đó, CBXH phải được thực hiện cùng với việc thực hiện bình đẳng xã hội về cơ hội để cho nhiều nhóm đối tượng xã hội khác nhau, đặc biệt là người lao động, có cơ hội cùng vươn lên.
Thực hiện bình đẳng xã hội về cơ hội chính là nhằm làm hạn chế hậu quả ngoài mong muốn trong khi thực hiện CBXH trong điều kiện nền KTTT. Cái quan trọng ở đây là phải căn cứ vào khả năng có thể phát huy được những cơ hội ngang nhau ở những cá nhân và mỗi đối tượng khác nhau. Cơ hội ngang nhau đó chỉ thực sự bình đẳng nếu mọi cá nhân và mọi đối tượng đều dựa được vào đó mà phát huy cao nhất khả năng của mình để cùng vươn đến sự thụ hưởng ngang nhau.
Tuy nhiên, trong điều kiện của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, mặc dù bình đẳng có nghĩa là cho phép mọi cá nhân và mọi đối tượng phát huy hết khả năng của mình để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là cho phép bất cứ cá nhân hay đối tượng nào chỉ vì mục đích kinh tế đơn thuần ma làm bất cứ cái gì tổn hại đến lợi ích cá nhân và đối tượng khác.
Như vậy, thực hiện CBXH trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN khác về chất so với thực hiện CBXH ở những nước TBCN, trong điều kiện nền KTTT cạnh tranh không cân sức, vì những điều kiện phát triển không phải đựợc chia đều cho moi đối tượng, mà chỉ thuộc về giai cấp những người có của. Do đó, với chế độ phân phối được coi là rất công bằng, nhưng không dựa trên những điều kiện bình đẳng thì cuối cùng sự CBXH chỉ là sự công bằng ngày càng làm sâu sắc thêm sự phân hoá và phân cực xã hội.
Thực tế cho thấy, thực hiện CBXH trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, phải là sự kết hợp giữa thực hiện CBXH và bình đẳng xã hội về cơ hội. Sự kết hợp đó vừa tạo được động lực cho sự phát triển
55
kinh tế, vừa hạn chế được bất bình đẳng xã hội, đảm bảo cho sự phát triển xã hội theo đúng định hướng XHCN.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó của việc thực hiện CBXH trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, một lần nữa Đảng ta đã khẳng định, “KTTT đi liền với…thực hiện tiến bộ và CBXH” [16, tr.89 và coi đó là một trong những yếu tố cấu thành đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nươc ta hiện nay.
Với những chủ trương chung cho việc thực hiện CBXH gắn liền với tiến bộ xã hội được tiếp tục từ những kỳ Đại hội trước đó, Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr.101].
CBXH trong xóa đói, giảm nghèo góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết toàn dân tộc là nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc vượt qua mọi khó khăn thử thách, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng một xã hội đồng thuận trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp.
Đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống bền vững lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, do yêu cầu của sự nghiệp chống thiên tai, địch doạ, bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam sớm tạo dựng và giữ gìn phát huy truyền thống ĐK, yêu nước. Đối với mỗi người dân Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - ĐK đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ 3 tầng chặt chẽ: Gia đình - làng xã - quốc gia.
56
Ngày nay, trong cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn kết toàn dân tộc đã ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn.
Đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.
Muốn đưa cách mạng tới thành công có học lực cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới, muốn vậy phải thực hiện Đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Vì vậy, ĐK trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng. Điều đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết; Thành công, Thành công, Đại thành