Thực trạng công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

3.1. Thực trạng công bằng xã hội trong xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay Nam hiện nay

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là về mặt kinh tế. Những khởi sắc của nền kinh tế nước ta thực sự bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Trong 5 năm, 1991-1995, kinh tế tăng trưởng đạt 8.2%. Dù bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực, nhưng TTKT từ 1990- 2000 vẫn đạt 7%. Vượt qua thời kỳ suy giảm nền kinh tế của ta đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,51% trong những năm 2001-2005. Năm 2006, 2007 tăng trưởng đạt tương ứng là 7.5% và 8.4%. Do tình hình quốc tế có nhiều biến động bất lợi cho sự phát triển kinh tế như chiến tranh cục bộ ở các khu vực, vấn đề hạt nhân, nạn khủng bố, giá dầu tăng,… ở trong nước, do ảnh hưởng của giá dầu tăng đột biến, giá tiêu dùng tăng nhanh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lạm phát có nguy cơ khó kiểm soát, cho nên Đảng, Nhà nước ta đã điều chỉnh kế hoạch TTKT trong năm 2008 xuống còn khoảng 6,5 - 7% để kìm lạm phát và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Đến nay tình hình đã tương đối ổn định đảm bảo cân bằng kinh tế vĩ mô để tiếp tục đà tăng tốc vào những năm sau. Các ngành sản xuất, công, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao: bình quân thời kỳ 1991 - 2000 tăng 13,5% và có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1991 - 2000 tăng 13,5%, thời kỳ 2001 - 2003 tăng 16% (kế hoạch là 13,1%). Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá: giá trị sản xuất nông,

60

lâm nghiệp và thủy sản năm 2001 - 2005 đạt 5,4% (kế hoạch là 4,8%), năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể; an ninh, lương thực, quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới [17, tr.142 - 143]. Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, thành phần kinh tế. Riêng trong 5 năm 2001 - 2005 giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm, giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm. Năm 2005 giá trị tăng thêm tăng 8,5% cao hơn mức tăng GNP [17, tr.144].

Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới quan trọng, quan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực và trên thế giới được mở rộng. Cuối năm 2006 nước ta đã chính thức gia nhập WTO phải tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình hôi nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Trong 5 năm 2001 - 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt gần 111 tỷ USD, tăng 17,5%/năm. Cũng trong 5 năm này tổng kim ngạch nhập khẩu là 130,2 tỷ USD, tuy còn ở mức cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát vì đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây do Chính phủ điều tiết chính sách xuất, nhập khẩu tương đối cân bằng cán cân thương mại.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9%; tỷ trọng dịch vụ ở mức 38,1% [17, tr.145].

Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 30,4% GDP (năm 2005); kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng, đóng góp 6,8% GDP; kinh tế quốc dân đang phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế.

61

Cùng với kinh tế với giáo dục, văn hóa, chính trị, xã hội chúng ta cũng đã đạt được những tiến bộ trên nhiều mặt. Đa số nhân dân được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, việc làm, nước sạch, hành chính công,…Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực. Chỉ số phát triển con người (HDI) được nâng lên đáng kể từ 0,498 năm 1991 lên mức 0,733 năm 2005 xếp thứ 105/177 nước được thống kê.

Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học nhằm củng cố và phát huy những kết quả đạt được, với sự nỗ lực của ngành giáo dục - đào tạo và công tác xã hội hóa giáo dục được phát động rộng khắp được Nhà nước và nhân dân đồng tình ủng hộ nên tới năm 2005 đã có 31 tỉnh, thành đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học bậc tiểu học đạt 97,5%. Học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1% và dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm (giai đoạn 2001 - 2005). Đầu tư cho giáo dục và đào tạo liên tục tăng. Năm 2005 chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách nhà nước, đã huy động được nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ nước giàu [17, tr.154].

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Y tế dự phòng được quan tâm hơn. Mạng lưới y tế từ Trung ương đến địa phương được củng cố, phát triển. Hầu hết các xã, phường trong cả nước đều có trạm y tế, trên 65% trạm có bác sĩ (năm 2005). Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống còn 25% vào năm 2005. Tuổi thọ bình quân tăng từ 68 năm 1999 lên 71,3 năm 2005 [17, tr.158].

Cùng với kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục, y tế cũng được quan tâm đầu tư phát triển Đảng, nhà nước ta đã vạch ra và thực hiện hàng loạt các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo,

62

chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chính sách với gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với nhà nước, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, chương trình nước sạch… Hàng loạt các văn bản luật và dưới luật được xây dựng và đi vào đời sống: Luật lao động, luật gia đình, luật phòng chống ma túy, luật bảo hiểm y tế, luật phòng chống tham nhũng, luật bảo vệ chăm sóc gia đình, trẻ em,…

Trong 5 năm đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; năm 2005 thất nghiệp giảm còn 5,3% thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80,6%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên 10 triệu đồng vào năm 2005 tăng 12,1%/năm.

Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng. “Theo kết quả điều tra và đánh giá của ngân hàng Thế giơi (WB) và theo đánh giá của Liên hiệp quốc tế về chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam thì Việt Nam là nhà nước có tỉ lệ người nghèo giảm nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ đói nghèo từ 51% dân số vào năm 1992 - 1993 xuống còn 37% năm 1997 - 1998; Năm 2002 là 28,9% năm 2005 là 26,28%. Theo Liên hiệp quốc, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trước 10 năm (2015)” [54, tr.51].

Vậy là sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản về chất, tạo ra tăng trưởng khá cao và toàn diện. TTKT liên tục trong hơn 20 năm đều đạt khá cao, GDP đầu người liên tục tăng và tới năm 2007 đã đạt 835 USD/người [52, tr.7 . Cơ chế thị trường đã làm sống dậy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Nền kinh tế từ khép kín, bưng bít đã được cởi trói để mở cửa và hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy nhanh để hoàn thành mục tiêu đưa đất nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

TTKT khá toàn diện trong điều kiện KTTT định hướng XHCN đã tạo ra cơ sở vững chắc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, thực hiện tốt hơn chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống

63

vật chất và tinh thần của mọi người trong giai đoạn này chúng ta đã thực sự quan tâm đến các đối tượng bất lợi trong khi thực thi KTTT. Bởi vì nếu không có chiến lược mang tính khoa học, bài bản và hiện thực sẽ khó thực hiện tốt chính sách với đồng bào nghèo, vùng sâu, vùng xa, cũng như các đối tượng chính sách khác.

Do kinh tế tăng trưởng khá đã tạo cơ hội cho nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội càng tiến bộ. Giáo dục, đào tạo khoa học công nghệ được quan tâm hơn. Đảng, Nhà nước ta đã có nhận thức khá sâu sắc vể ý nghĩa, tầm quan trọng của đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài theo mục tiêu phát triển kinh tế gắn với CBXH.

Quá trình đổi mới quan niệm tăng trưởng, phát triển kinh tế nhằm hướng tới một xã hội công bằng và thịnh vượng không chỉ tạo ra sự phát triển kinh tế (vốn chưa bao giờ phát triển) mà còn tạo nhiều điều kiện để thực hiện công bằng, từ góc nhìn phân phối, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, tạo ra nhiều cơ hôi để mọi người cùng tham gia vào quá trình lao động, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế theo điều kiện và khả năng của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức.

Những thành tựu, kết quả đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nỗ lực khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CBXH do đó cần:

Thứ nhất, giữ vững thành quả cách mạng làm tiền đề cho ổn định chính trị xã hội để phục vụ phát triển kinh tế trươc những biến động to lớn và vô cùng sâu sắc của thế giới đương đại.

Thứ hai, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và toàn xã hội làm cho bộ máy xã hội ta thay đổi toàn diện.

Thứ ba, đổi mới đã gợi mở những nét phương hướng, bước đi ngày càng rõ nét hơn cho thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

64

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)