4.1.7.1 Cơ chế chính sách
Hệ thống văn bản quy định về VSATTP đã hoàn chỉnh nhưng còn nhiều bất cập, hướng dẫn của địa phương chưa kịp thời. Năm 2013, Bắc Ninh đã ban hành quyết định phân công trách nhiệm trong 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp nhưng quá trình thực hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập, không thống nhất. Một cơ sở thực phẩm có nhiều ngành quản lý vừa dễ dẫn đến không thống nhất, đồng bộ trong quản lý, đồng thời quy định chồng chéo gây phiền hà cho các cơ sở thực phẩm. như cơ sở sản xuất bánh kẹo, sữa, do ngành Công thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sởđủ điều kiện nhưng tập huấn kiến thức về
VSATTP và công bố tiêu chuẩn sản phẩm lại do ngành Y tếđảm nhiệm. Hoặc các cơ sở sản xuất bún sạch, nước tương do ngành Nông nghiệp quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nhưng tập huấn kiến thức về VSATTP và công bố tiêu chuẩn sản phẩm lại do ngành Y tếđảm nhiệm.
Năm 2013, trong ngành Y tế Bắc Ninh ban hành Quyết định số
618/QĐ-SYT về việc phân công, phân cấp trong ngành Y tế nhưng khi thực hiện vẫn chưa nghiêm túc và vẫn có sự chồng chéo giữa các cấp với nhau. Theo quy định bếp ăn tập thể cung cấp từ 200 xuất ăn/ ngày và nhà hàng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 khách sạn cung cấp từ 30 xuất ăn/ ngày thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh nhưng do đóng trên địa bàn huyện, huyện vẫn thực hiện kiểm tra định kỳ và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, quá trình kiểm tra cấp tỉnh phát hiện sai sót và yêu cầu cơ sở làm thủ tục đổi giấy chứng nhận theo đúng cấp quản lý, gây phiền hà cho cơ sở.
Hiện tại, đã có quy định về việc thành lập bộ phận thanh tra chuyên ngành về VSATTP thuộc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, song chưa có hướng dẫn cụ thể và chưa có chính sách hỗ trợ hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, hệ thống chính sách hiện nay đang chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị chức năng và khi triển khai một hành động (cấp chứng nhận, tổ chức kiểm tra, thanh tra...) có liên quan đến nhiều cơ quan,
đơn vị khác nhau khó tạo ra sự thống nhất, khó khăn do liên quan đến nhiều thủ tục, giấy tờ gây phiền hà cho cơ sở và dễ xảy ra sai sót. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn và chính sách hỗ trợ ban hành chậm, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý VSATTP
4.1.7.2 Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP
Cần phải có một bộ máy quản lý từ TW đến địa phương đầy đủ, thống nhất. Chức năng về quản lý phải làm tốt được ba vấn đề: Lập kế hoạch- tổ chức phân công triển khai thực hiện – giám sát, kiểm tra, đánh giá. Nguồn lực cho quản lý (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin) phải đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, chếđộ, chính sách... cần được đầy đủ, thống nhất, phù hợp. Song thực tế, ở Việt Nam quản lý chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn
ăn” do nhiều Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào dẫn đến tình trạng để trôi nổi, bỏ ngỏ nhiều cơ sở, nhiều chỗ lại chồng chéo.
Nhu cầu Tổ chức quản lý thống nhất Thực tế -Nhiều cơ quan -Nhiều bộ ngành -Nhiều tổ chức -Nhiều cá nhân Chuỗi cung cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
Sơđồ 4.3: Bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý
Theo quy định cấp Bộ, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối, chủ trì các vấn đề liên quan đến VSATTP, cấp tỉnh Sở Y tế là cơ quan chủ trì, đầu mối nhưng kết quả
thực hiện thì ngành nào chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành đấy, các ngành liên quan không chịu trách nhiệm trước Bộ y tế, Sở Y tế, lợi ích bộ phận gắn bó hơn lợi ích toàn cục, dẫn đến thiếu tính ổn định, khó thống nhất trong bộ máy quản lý. Đây là vấn đề bất cập trong quản lý của cơ chế chính sách.
Bộ máy quản lý nhà nước của ngành Y tế hiện tại so với chức năng, nhiệm vụ được giao còn nhỏ bé. Cấp TW có Cục an toàn thực phẩm, cấp tỉnh có Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP, Tại tuyến cơ sở, có các bộ phận liên quan ở cấp huyện có Khoa VSATTP thuộc TTYT huyện, cấp xã, mỗi xã có 1 cán bộ chuyên trách VSATTP nhưng đều kiêm nhiệm các chương trình khác. Số lượng cán bộ được giao về Chi cục cũng ít, có 17/21 cán bộ chuyên môn nên khi thực hiện nhiệm vụ liên ngành trong các dịp cao điểm như: thanh tra, kiểm tra tết nguyên đán, tháng hành động, tết Trung thu thành lập 3 đoàn của 3 ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp/ 1 đợt, mỗi đoàn lấy 3 người của Chi cục an toàn VSTP để thực hiện nhiệm vụ, đơn vị không đủ cán bộ để
thực hiện nhiệm vụ khác hoặc nếu có NĐTP xẩy ra đơn vị không chủ động
được nhân sựđể thành lập đoàn điều tra và xử lý ngộđộc thực phẩm.
Mặt khác, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan hành chính cấp 2 thuộc Sở Y tế nên rất khó thu hút các bác sĩ về làm việc, cống hiến cho đơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 vị, do không có chế độ ưu đãi đặc biệt, phù hợp. Hiện tại cán bộ, công chức làm việc ở Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ có duy nhất 25% phụ cấp công vụ, viên chức làm việc ở Chi cục an toàn VSTP Bắc ninh không có phụ
cấp gì ngoài lương cơ bản (Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bắc Ninh được UBND tỉnh Bắc ninh giao 23 biên chế gồm: 10 biến chế viên chức và 10 biên chế công chức và 3 hợp đồng 68/CP). Việc giao biên chế viên chức vềđơn vị
hành chính là không đúng quy định tại Thông tư 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chếđộ tự chủ, tực chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Song muốn ổn định bộ máy và để có cán bộ làm việc nên Sở Y tế mới trình UBND tỉnh thực hiện phương án này. Đây cũng là một bất cập trong quản lý bộ máy của cơ quan hành chính ở tỉnh Bắc ninh.
4.1.7.3 Hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP
- Công tác giám sát và quản lý ngộđộc
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song các vụ ngộ độc ở các bếp ăn khu công nghiệp vẫn chưa giảm, có chiều hướng tăng lên, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 3 vụ ngộđộc, hơn 337 người mắc, năm 2013 tăng hơn so với năm 2011 là 140 người mắc. Việc kiểm soát các nguyên liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn chưa đạt tiêu chuẩn vềđiều kiện VSATTP theo yêu cầu và chưa chủ động quản lý nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, đồng bộ nhưng xử lý vi phạm còn nương nhẹ, ở tuyến huyện, xã chủ yếu là nhắc nhở, cảnh cáo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực quản lý VSATTP có chiều hướng giảm xuống, phê duyệt kế hoạch còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động chuyên môn đảm bảo ATTP.
- Hệ thống xét nghiệm
Phòng xét nghiệm TTYT dự phòng tỉnh Bắc ninh tuy đã được công nhận đạt chuẩn ISO 17025 nhưng vẫn chưa xét nghiệm được các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng, độc tố. Nên phần lớn các vụ ngộ độc xẩy ra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn phải gửi mẫu sang Viện kiểm nghiệm quốc gia ATVSTP, mất nhiều thời gian chờđợi kết quả xét nghiệm.
4.1.7.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước
Nguyên nhân khách quan
Do việc sản xuất, chế biến quy mô nhỏ là chủ yếu, gây khó khăn cho việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, quy trình thực hành tốt và quản lý VSATTP. Mặc dù đã có cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất an toàn nhưng vẫn còn mới và chưa được triển khai rộng khắp trong thực tế.
Nhận thức về vấn đề VSATTP từ các cấp quản lý đến người sản xuất và tiêu dùng chưa thực sựđầy đủ, nhất quán. Từđó dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đầu tư các nguồn lực xã hội cho vấn đề này còn thấp, không thường xuyên. Kinh phí địa phương đầu tư cho hoạt động này còn quá thấp.
Mô hình tổ chức nhiều ngành quản lý thiếu tính ổn định do thường xuyên thay đổi các văn bản chính sách , thiếu chủ động trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên nhân chủ quan
Chưa xác định nguồn lực cho công tác quy hoạch vùng sản xuất an toàn, cơ sở giết mổ tập trung. Hoạt động giết mổ tràn lan, gây mất vệ sinh, không đảm bảo VSATTP.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Nguồn nhân lực còn mỏng so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Chưa bố trí nguồn kinh phí để chi cho hoạt động thanh tra chuyên ngành về
VSATTP.
Sự phối hợp của các cơ quan tại địa phương trong quản lý VSATTP còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Đầu tư cơ sở vất chất, trang thiết bị cho bộ máy quản lý còn ít, thiếu
đồng bộ, trang thiết bị phục vụ cho kiểm soát chất lượng VSATTP tại địa phương chỉ có bộ kit/test nhanh.
Cơ chế quản lý nguồn thu lệ phí và thu phạt vi phạm về VSATTP chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích người thực hiện, Nộp 100% số tiền thu
được vào ngân sách nhà nước.