4.1.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP tỉnh Bắc Ninh
Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP tỉnh Bắc Ninh đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP. Các chi cục dưới Sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục An toàn VSTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn. Mạng lưới quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện qua sơđồ sau.
Sơđồ 4.1: Mạng lưới quản lý VSATTP cấp tỉnh
Sở Công
Thương Sở Nông nghiệp
Sở Y tế Chi cục QLCLNLTS Chi cục ATVSTP Chi cục QLTT UBND tỉnh Các đơn vị Các đơn vị Các đơn vị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP (trong ngành y tế) ở tỉnh Bắc Ninh đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2010, đến nay bộ máy
đã dần hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Được sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các cơ
quan chuyên môn đã thu nhiều kết quả tốt.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP cấp tỉnh
Sở công thương, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Khi xảy ra NĐTP, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP. Các Sở liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộđộc.
Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP
Các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý và theo phân cấp của các Bộ
Sở Y tế - Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.
Sở Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 + Theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc trưởng BCĐ liên ngành về
VSATTP tỉnh.
+ Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
+ Theo đề nghị của cơ quan quản lý
Sơđồ 4.2: Bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP ngành Y tế Bắc Ninh
4.1.2.2 Nguồn nhân lực quản lý NN về VSATTP
Đội ngũ làm công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về VSATTP bao gồm tuyến tỉnh và tuyến cơ sở.
Tại tuyến tỉnh, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chuyên ngành giúp Sở y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ
sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo quy định của pháp luật. Hiện tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bắc Ninh có 20 cán bộ, công chức, viên chức với 04 phòng chức năng. Số lượng cán bộ tại Chi cục tương đối nhiều nhưng so với chức năng, nhiệm vụđược giao thì còn thiếu nhiều.
BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh BCĐ liên ngành về VSATTP xã BCĐ liên ngành về VSATTP huyện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sở Y tế Trạm Y tế UBND xã Phòng Y tế TTYT huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Tuyến cơ sở, cấp huyện có khoa an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm y tế tuyến huyện, số lượng cán bộ có từ 2 đến 3 người/khoa, tuy nhiên số
lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được những chức năng, nhiệm vụđược giao. Tuyến xã có 1 chuyên trách VSATTP nhưng 100% cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm các chương trình khác nên không có chuyên môn sâu về
VSATTP. Ngoài ra, tại mỗi xã có 01 CTV ATVSTP hỗ trợ tuyên truyền VSATTP, phát hiện và khai báo NĐTP. Tuy nhiên, tại các bếp ăn tập thể ở
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có CTV ATVSTP nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát và thông tin về VSATTP.
Bảng 4.5: Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác QLNN về VSATTP tỉnh Bắc Ninh ĐVT: Người STT Đơn vị Tổng số cán bộ Cán bộ tham gia quản lý VSATTP 1 BCĐ liên ngành VSATTP 21 21 2 Sở y tế Bắc Ninh 35 6 3 Chi cục ATVSTP 20 17 4 Phòng y tế TPBN 5 3 5 TTYT các huyện, TP, TX 240 32 6 Trạm y tế các xã, phường, Thị trấn 630 252 7 CTV ATVSTP các xã 126 126
(Nguồn: Chi cục ATVSTP Bắc Ninh)
Trong những năm qua, Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý VSATTP (phạm vi ngành y tế) của tỉnh Bắc Ninh không có sự thay đổi lớn trong những năm vừa qua. Riêng đối với Chi cục ATVSTP tỉnh Bắc Ninh,
đơn vị chuyên môn trực tiếp quản lý về ATVSTP trên địa bàn tỉnh, số lượng cán bộ luôn được bổ sung, kiện toàn kể từ khi được thành lập. Tổng số cán bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 cũng như cán bộ tham gia quản lý VSSTTP liên tục tăng từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng bình quân đạt gần 50%.
Đồ thị 4.1: Đội ngũ cán bộ tham gia QLNN về VSATTP tại Chi cục ATVSTP Bắc Ninh
(Nguồn: Chi cục ATVSTP Bắc Ninh)
Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác Quản lý VSATTP trên
địa bàn tỉnh khá cao, hiện tại đang đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, một số cán bộ còn thiếu kiến thức về quản lý Nhà nước và yếu về chuyên môn dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Trước những yêu cầu ngày càng cao, việc nâng cao kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Bảng 4.6: Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác QLNN về
VSATTP trong ngành y tế
STT Đơn vị Trình độ chuyên môn Số lượng
(người) Tỷ lệ (%) 1 Sở y tế Bác sỹ 6 100 2 Chi cục ATVSTP Bác sỹ 3 15 Kỹ sư công nghệ thực phẩm 6 30 Cử nhân y tế công cộng 2 10 Cử nhân luật 1 5 Dược sỹ 1 5 Cử nhân khác 4 20 Khác 3 15 3 Phòng y tế TPBN Bác sỹ 2 40 Khác 3 60 4 TTYT các huyện Bác sỹ 16 50 KTV XN 8 25 Khác 8 25 5 Trạm y tế Bác sỹ 126 50 Y sỹ, khác 126 50 6 Cộng tác viên ATTP Sơ cấp 126 100
(Nguồn: Chi cục ATVSTP Bắc Ninh)
Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng cụ thể, rõ ràng, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, phân cấp cụ thể cho từng đơn vị và quy định sự phối hợp cần thiết giữa các đơn vị trong công tác quản lý VSATTP. Tuy nhiên, ở tuyến cơ sở, lực lượng cán bộ còn thiếu nhiều, làm việc kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn yếu là những yếu tố gây
ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VSATTP trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP thực hiện các chức năng chủ yếu sau: Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực VSATTP.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành
động, đề án, dự án đã được phê duyệt về VSATTP.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý. Triền khai công tác phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức thông tin và phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn tỉnh. Cấp giấy, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến VSATTP theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ y tế.
* Sở y tế
Sở Y tế là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Là đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh; đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh, Bộ Y tế. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thanh tra liên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, các khiếu nại, các sự cố gây mất an toàn thực phẩm trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và trong quá tình sử dụng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tổ chức hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý về an toàn thực phẩm, đặc biệt ở các khâu đan xen giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm;
- Chỉ đạo điều tra, xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, dịch, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
- Hàng năm chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.
* Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Chi cục An toàn thực phẩm là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
VSATTP; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực ATVSTP;
- Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình, đề
án, dự án về VSATTP trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành
động, đề án, dự án đã được phê duyệt về VSATTP;
- Giúp Giám đốc Sở y tế quản lý, thanh tra, kiểm tra, cấp, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận đủđiều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 + Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên; nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
+ Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có yêu cầu trong bảo quản đặc biệt;
+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụăn uống.
- Tổ chức cấp giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với sản phẩm nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Xác nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh; Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm do các ngành khác quản lý khi quảng cáo có công bố tác dụng tới sức khoẻ.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp quy, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
- Tập huấn, cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm do ngành y tế quản lý và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phân cấp tỉnh quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP đối với các cơ sở thuộc phân cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 quản lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộđộc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện thanh tra chuyên ngành về VSATTP trên địa bàn tinh;
- Tỏ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về
VSATTP trên địa bàn tỉnh;
- Chỉđạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến;
- Thực hiện chếđộ thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về VSATTP theo quy định chếđộ hiện hành.
* Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm kiểm nghiệm
- Là đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với Chi cục ATVSTP trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm khi được yêu cầu, phối hợp tiến hành điều tra, giám sát, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.