Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36)

- Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô ngày càng rộng, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người, mà còn thiệt hại về kinh tếđối với cá nhân người mắc bệnh, gia đình họ và cả cộng đồng. Các bệnh này đã tạo ra một gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm đáng kể năng suất kinh tế. Chính vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỷ 21.

- Các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ này cần đẩy mạnh các hoạt động (thanh tra, kiểm tra, giám sát; thông tin, truyền thông , giáo dục…), nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra, tăng cường bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 - Xây dựng mô hình điểm chợ điểm về VSATTP, khuyến khích người dân sản xuất, chăn nuôi sạch bằng cách quy hoạch các điểm trồng rau sạch và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn.

Hiện nay Bắc Ninh cũng như nhiều tỉnh trong cả nước đã có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, tập trung ở khu vực huyện Lương tài và huyện Gia Bình. Trong tương lai hai điểm này sẽ cung cấp rau xanh cho toàn tỉnh.

Bắc Ninh là tỉnh có rất nhiều khu công nghiệp phát triển như: KCN Yên Phong, KCN Quế Võ và KCN Tiên Sơn, nhiều làng nghề truyền thống và lễ

hội, thu hút số lượng lao động lớn đến làm việc, thăm quan. Đảm bảo VSATTP để hạn chế ngộđộc thực phẩm xẩy ra trong các bếp ăn tập thể và trong dịp lễ hội truyền thống, luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xây dựng các mô hình điểm về VSATTP là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Hiện tại, Bắc Ninh vẫn chưa thực hiện xây dựng

được mô hình tiên tiến về VSATTP, chưa có lò giết, mổ gia súc tập trung… việc quy hoạch 2 điểm trồng rau sạch cũng chưa thực hiện được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên a. Điều kiện tự nhiên Hình 3.1: Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ

Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên gần 823km2 với tổng dân số 1.035.580 người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ và sốđơn vị hành chính năm 2013

Tên huyện Xã, phường, thị trấn Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn tỉnh 126 822,7 1.035.580 1.258 TP Bắc Ninh 19 82,6 169.235 2.049 TX Từ Sơn 12 61,3 143.270 2.337 Yên Phong 14 96,9 127.775 1.319 Quế Võ 21 154,8 136.386 881 Tiên Du 14 95,7 126.043 1.317 Thuận Thành 18 117,9 145.189 1.231 Gia Bình 14 107,8 91.554 849 Lương Tài 14 105,7 96.128 909

(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2013)

Toàn tỉnh có 06 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã với 126 xã, phường, thị trấn (năm 2013).

Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ

1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như

Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

Gần thủ đô Hà Nội – được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước. Hà Nội là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh đồng thời Bắc Ninh là địa bàn mở rộng của Hà Nội, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủđô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Bắc Ninh nghèo nàn về tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, chủ

yêu là vật liệu xây dựng nhưđất sét làm gạch, gốm...

Đất nông nghiệp chiếm phần lớn hơn 64%.

3.1.2 Điu kin kinh tế- xã hi

3.1.2.1 Điều kiện về kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độc phát triển kinh tế luôn giữ ở

mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được

đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn

đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Công nghiệp:

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và

đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị

trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới nhưđồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)…

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Nông nghiệp:

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển.

Năm 2009, toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động đạt hiệu quả tốt

đồng thời có 568 HTX, 2 liên hiệp HTX, 628 tổ HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển giáo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng.

Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước

đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

3.1.2.2 Điều kiện xã hội

Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách du lịch cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng

Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gõ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Y tế - Sức khoẻ:

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng, Thể hiện ở mạng lưới các bệnh viện, phòng khám

đã khoa khu vực rải đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phường thị trấn có trạm y tế, Cơ sở vật chất và đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giường bệnh trong toàn tỉnh 2.340; số cán bộ công tác ở ngành y là 3.249 người; trong đó tiến sỹ, thạc sỹ là 55 người, bác sỹ là 650 người. Năm 2010 đã thực hiện tiêm chủng cho 21.718 trẻ em trên toàn tỉnh.

Những thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, các kinh nghiệm tích luỹ được trong hơn 10 năm đổi mới cùng với truyền thống cách mạng, năng

động sáng tạo, truyền thống hiếu học, những ưu đãi của thiên nhiên và nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc là nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo cơ sở vững chắc để hội nhập và phát triển

3.1.3 Đánh giá chung vđịa bàn nghiên cu

- Thun li: Bắc ninh là tỉnh nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt nam. Là vùng văn hóa rất đặc trưng của đất nước, là cái nôi của lễ hội vẫn được duy trì hàng nghìn năm nay. Lễ

hội là sự suy tôn những phẩm chất đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Song hành với việc tổ chức lễ hội là hoạt động không thể thiếu đó là việc tổ chức ăn uống ở các quy mô khác nhau, thức ăn đường phố phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể phát triển ngành nghề liên quan đến văn hóa đặc trưng như hướng dẫn viên du lịch.

Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Bắc Ninh có nhiều khu Công nghiệp, làng nghề phát triển, thu hút nhiều lao động trong cả nước do đó, dịch vụ cung cấp xuất ăn sẵn và các dịch vụ khác ở khu công nghiệp phát triển, có rất nhiều công ty cung cấp xuất ăn công nghiệp có quy mô lớn như: Công ty

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 TNHH Foseca (Hàn Quốc), Công ty Nhật Lâm, Công ty Phúc Thắng và Công ty Plecom…Mức cung cấp lên tới 5.000 xuất ăn mỗi ngày

- Khó khăn: Do có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, thức ăn đường phố

phát triển mạnh, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lễ hội đang diễn ra rất phức tạp. Các khu công nghiệp phát triển đồng nghĩa các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp cũng phát triển, các công ty chế biến thức ăn sẵn cũng phát triển, nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây lên nhiều vụ ngộđộc thực phẩm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng do ngộđộc thực phẩm và các bệnh truyền quan thực phẩm mang lại. Hạn chế được ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong lễ hội và tại các bếp ăn tập thể là mối quan tâm của tất các các cấp, các ngành làm công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

ở Bắc Ninh hiện nay.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Hình 3.2 Khung phân tích hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP ở tỉnh Bắc Ninh Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về VSATTP + Bộ máy quản lý (nhân lực, nguồn lực) + Chủ trương, chính sách, quy định + Kết quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước + Ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm + Ý thức của người tiêu dùng Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật + Quyết định + Chỉ thị + Nghị quyết… Bộ máy quản lý nhà nước + Nguồn lực + Nhân lực Kết quả và hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP ở tỉnh Bắc Ninh + Kết quả -Tham mưu -KTra, TTra -TT, GDục, đào tạo… + Hiệu quả -Nhận thức, T. nhiệm Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh Bắc Ninh Giải pháp chung + Hoàn thiện thể chế + Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý + Nâng cao nhận thức của cơ sở thực phẩm và người tiêu dùng Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách + Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương + Các cơ quan quản lý + Cơ sở Giải pháp nâng cao hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước + Vốn + Nhân lực + Cơ sở vật chất, trang thiết bị + Đẩy mạnh các hoạt động Một số giải pháp chủ yếu đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP ở tỉnh Bắc Ninh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)