Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về VSATTP

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26)

2.1.5.1. Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm

Sơđồ 2.1: Hệ thống chính sách pháp luật

Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời.

2.1.5.2 Nguồn nhân lực làm công tác Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

Cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm làm trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Cục An toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố, khoa ATVSTP – TTYT các huyện/thị xã/thành phố, cán bộ chuyên trách TYT, CTV ATVSTP. Luật An toàn thực phẩm Nghịđịnh, nghị quyết Thông tư, quyết định, hướng dẫn Quyết định, chỉ thị, công văn chỉđạo, thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

Sơđồ 2.2: Mạng lưới về VSATTP trong ngành y tế

Cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn bộ những người được phân công làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm .

Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp hay không phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao.

Ngoài ra ý thức trách nhiệm đối với công việc của người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc có chuyên môn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hoàn thành nhiệm vụ hay không và hoàn thành nhiệm vụở mức độ nào.

Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm : Cục An toàn thực phẩm Chi cục ATVSTP Khoa ATVSTP - TTYT các huyện Trạm Y tế Cộng tác viên ATVSTP

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 - Số lượng cán bộ.

- Trình độ chuyên môn được đào tạo. - Kết quả công tác của mỗi cán bộ.

Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi lẽ yếu tố con người luôn là yếu tố quyết

định trong sự thành công của mọi vấn đề. Khi đã sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường với chuyên môn của họ thì mới đạt được mục

đích và nâng cao kết quả trong công việc nói chung và trong quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng.

2.1.5.3 Trang thiết bị và phương tiện

Đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, Projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền …

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác , giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Hệ thống phòng kiểm nghệm của Viện kiểm nghiệm trung ương và Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phốđược trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm.

Phương tiện đi lại: Các địa phương được trang bị ô tô phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cả nước, đến nay đạt 80%, tương đương 50 tỉnh. Trong đó có 15 tỉnh mua mới, số còn lại là tiếp nhận xe cũ từ đơn vị

khác chuyển sang, nhiều đơn vị có từ 2 chiếc trở lên như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình dương, Đồng nai (Cục an toàn thực phẩm, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

2.1.5.4 Sự phối hợp của cơ quan Quản lý nhà nước

Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Vì vậy giữa cơ quan quản lý nhà nước về vệ

sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt được kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra liên ngành được tổ chức thường xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu hay thanh tra theo chuyên đề

Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: Đài, báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)