Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 106)

- Chuẩn hoá các chức danh, kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, theo hướng dẫn thông tư số 12/TTLT-BNV-BYT, mỗi chi cục có 01 Chi cục trưởng và 02 phó chi cục trưởng.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cấp huyện về vệ

sinh an toàn thực phẩm.

- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vịđược giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về VSATTP.

- Công tác thanh kiểm tra cần được xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tăng cường kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về

tần suất/ năm, và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn

+ Đối với cơ sở sản xuất chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên.

+ Đối với các lễ hội có ăn uống … cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra trong cả giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến lúc ăn uống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 - Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở.

+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chưa được quản lý VSATTP; đưa các cơ sở này vào diện quản lý về VSATTP.

+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng VSATTP của thực phẩm chế biến

đưa từ tỉnh ngoài vào thị trường trong tỉnh, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở

nhỏ, chưa có thương hiệu.

- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trường hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 106)