Để hiểu rõ hơn hiệu quả của công tác thông tin, giáo dục truyền thông, nghiên cứu tiến hành trên 123 đối tượng, bao gồm lãnh đạo, quản lý nhà nước (34,96%); Người sản xuất, chế biến (32,52%); Người kinh doanh (8,13%) và người tiêu dùng (24,39%) thu được kết quả như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Đồ thị 4.2: Thực trạng hiểu biết về kiến thức ATVSTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước về ATVSTP: có 81,4% cán bộ có hiểu biết đúng kiến thức ATTP, đạt so với chỉ tiêu thực hiện của tỉnh. Trong khi, tỷ lệ người có hiểu biết đúng về kiến thức ATVSTP trong nhớm người sản xuất là 67,5%, người kinh doanh là 70,0% và người tiêu dùng là 70,0%. Tất cảđều chưa đạt mục tiêu nâng cao kiến thức về ATTP chung toàn tỉnh.
Xuất phát từ việc nhóm lãnh đạo, quản lý nhà nước về ATVSTP là nhóm cần có những hiểu biết đúng và đầy đủ về kiến thức VSATTP nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về VSATTP. Tuy nhiên, kết quả
công tác tập huấn, tuyên truyền chưa tốt. Phần lớn người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng đều không hiểu biêt đúng về VSATTP gây hạn chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
Đồ thị 4.3: Thực trạng thực hành ATVSTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Đối với mục tiêu thực hành đúng về VSATTP, cả 4 nhóm đối tượng nghiên cứu đều không đạt được kết quả. Nhóm lãnh đạo quản lý nhà nước về
ATTP có tỷ lệ cao nhất trong các nhóm về thực hành đúng. Tuy nhiên, xem xét khoảng cách giữa hiểu đúng lý thuyết và thực hành đúng thì nhóm lãnh
đạo quản lý nhà nước có khoảng cách xa nhất. Vẫn tồn tại bộ phận cán bộ
chưa vận dụng lý thuyết vào trong thực hành, vận dụng.
Qua đó, thấy được nhận thức của lãnh đạo quản lý nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng về vấn đề VSATTP chưa cao. Còn trên 30% nhận thức chưa đúng và thực hành chưa đúng. Đây là cản trở lớn trong công tác quản lý Nhà nước về VSATTP và cần phải được khắc phục.