4.2.2.1 Nguồn nhân lực
Là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ
học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 trình độ cán bộ, kinh nghiệm công tác có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quản lý, cụ thể:
- Tuyến tỉnh: Số lượng cán bộ, có 26 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ATVSTP tại tuyến tỉnh. Trình độ chuyên môn 100% có trình
độ đại học và sau đại học. Trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên ngành chủ yếu là kỹ sư công nghệ thực phẩm. Phần lớn các cán bộ đã được đào tạo về công tác thanh tra chuyên ngành. Số lượng bác sỹ chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn cán bộ mới ít kinh nghiệm nên khi điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm còn nhiều bất cập, hạn chế, việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán ban
đầu còn gặp nhiều khó khăn.
- Tuyến huyện: Có 32 cán bộ của 8 huyện/thị xã/thành phố làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các khoa ATVSTP của TTYT các huyện 100% các khoa này đều có 01 bác sỹ là trưởng khoa, hoặc phụ trách khoa 01 y sỹ, 01 người xét nghiệm trình độ chủ yếu là KTV, và 1 người lãnh
đạo trực tiếp. Số cán bộ này đã được đào tạo kiến thức ATVSTP nhưng chưa đồng đều (do thuyên chuyển công tác), một số chưa đảm bảo năng lực thực thi nhiệm vụ (do ít kinh nghiệm trong công tác chuyên môn).
- Tuyến xã: Có 378 cán bộ làm công tác ATVSTP của 126 xã phường, trong đó mỗi xã một cán bộ làm chuyên trách ATVSTP nhưng
đều kiêm nhiệm, không có chuyên trách chương trình VSATTP riêng biệt, ngoài ra cộng tác viên an toàn vệ sinh thực phẩm mỗi xã có 1 người, có 3 xã điểm có 02 công tác viên nhưng phần lớn hoạt động chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm của nhóm này chưa thường xuyên, liên tục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
Bảng 4.22: Đánh giá về nguồn nhân lực quản lý VSATTP tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: SL: Người;Tỷ lệ: % Chỉ tiêu CB Sở y tế CB Chi cục ATVSTP CB TTYT huyện CB cấp xã Tính chung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Đội ngũ cán bộđáp ứng
được yêu cầu công việc 2 66,67 6 60,00 7 70,00 15 75,00 30 69,77 2. Trình độ Chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc 3 100,00 6 60,00 7 70,00 10 50,00 26 60,47 3. Khả năng tiếp cận công việc nhanh chóng 2 66,67 7 70,00 8 80,00 18 90,00 35 81,40 4. Mức độ hoàn thành công việc tốt 2 66,67 7 70,00 8 80,00 17 85,00 34 79,07 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)
Đội ngũ cán bộ chuyên trách đã được bổ sung, đào tạo tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao và số
lượng, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
4.2.2.2 Cơ chế tài chính
Nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để duy trì bộ máy quản lý nhà nước và triển khai các hoạt động trong quản lý nhà nước về VSATTP. Nguồn kính phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cơ chế tài chính phù hợp không những khuyến khích,
động viên đội ngũ cán bộ làm có nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả quản lý mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về VSATTP, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, tập huấn , thanh kiểm tra.
Ngoài ra, nguồn kinh phí cho duy trì bộ máy quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm qua các năm chủ yếu đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, mua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 sắm trang thiết bị và chưa có nguồn vốn chi cho các hoạt động thường xuyên hàng năm. Thiếu kinh phí hoạt động đã làm giảm hiệu quả QLNN.