PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu Đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (Trang 111)

- Toàn cầu hóa yêu cầu phải có nhận thức mới về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, cơ cấu quyền lực và xã hội dân sự

2.3.PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠ

HIỆN ĐẠI

2.3.1. Chính phủ điện tử

- Khái niệm chính phủ điện tử

+ Chính phủ điện tử (e-government), là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin như mạng diện rộng, internet, các phương tiện di động để quan hệ với công dân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan của chính phủ.

+ Nói cách khác, chính phủ điện tử là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.

+ Đó không phải là một loại chính phủ và cũng không đơn thuần là máy tính, mạng internet mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ - đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân, các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương.

+ Chính phủ điện tử nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân.

- Các mục tiêu của chính phủ điện tử Một là, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.

Hai là, khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng.

Ba là, tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân.

Bốn là, nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ. Việc tái lập lại các qui trình và thủ tục để giảm bớt nạn quan liêu, hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ, nâng cao năng suất về mặt hành chính và tăng cường tích kiệm là những lợi ích mà chính phủ điện tử đem lại.

Năm là, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa. 2.3.2. Chính phủ điện tử trong quản lý nhà nước

- Cung cấp và xử lý thông tin trong quản lý nhà nước

+ Chính phủ điện tử - chính phủ mà mọi hoạt động của nó thay đổi theo hướng gần và thuận lợi với công dân hơn, bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

+ Mọi quan hệ giữa chính phủ và công dân bảo đảm tính minh bạch, công khai, thuận tiện, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với chính phủ.

+ Sự minh bạch trong hoạt động của bộ máy hành chính thông qua chính phủ điện tử làm giảm bớt nạn quan liêu, nâng cao năng suất về mặt hành chính và tiết kiệm chi phí.

+ Tạo ra sự truy cập bình đẳng đối với các thông tin và dịch vụ của chính phủ, chính phủ điện tử được coi là sẽ tạo ra mối quan hệ gần gũi và thuận tiện hơn giữa chính phủ với người dân.

+ Bằng cách minh bạch hóa hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền và giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân - cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công, chính phủ điện tử đang được coi là một trong những cách thức hiệu quả để quản lý xã hội, quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển.

- Các giao dịch của chính phủ điện tử

+ Chính phủ với công dân - bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản.

+ Chính phủ với doanh nghiệp - bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, biên bản ghi nhớ, các qui định và thể chế.

+ Chính phủ với công chức - bao gồm các dịch vụ chuyên ngành dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân.

+ Chính phủ với chính phủ - bao gồm việc chính phủ điện tử là một phương thức hiệu quả để quản lý nhà nước vì nó có thể giúp nâng cao năng suất lao động của các nhân viên chính phủ, giảm chi phí hành chính.

+ Chính phủ điện tử tham gia vào quá trình quản lý nhà nước bằng việc cung cấp thông tin và dịch vụ mà các công dân, các doanh nghiệp và các công chức cần.

+ Việc quản lý nhà nước đối với xã hội chính là việc xác định các nhu cầu của xã hội, định hướng các nhu cầu và đáp ứng các yêu cầu đó.

+ Chính phủ điện tử tăng cường hiệu quả trong việc phân tích các nhiệm vụ và thực hiện quản trị công.

+ Chính phủ điện tử dựa trên nguyên tắc cho phép các công dân tiếp cận với các thông tin và dịch vụ của chính phủ bất cứ khi nào và bằng cách nào họ muốn.

+ Chính phủ điện tử cải thiện các dịch vụ công.

+ Chính phủ điện tử thúc đẩy và hỗ trợ cải cách thông qua việc tăng cường minh bạch, khuyến khích chia sẻ thông tin và vạch ra những mâu thuẫn trong chính sách, chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách và hoạt động của chính phủ, đề xuất các sáng kiến để cải thiện tình hình và chỉ ra các nhu cầu mới.

+ Chính phủ điện tử giúp xây dựng niềm tin giữa chính phủ và các công dân trên cơ sở tạo ra sự minh bạch.

- Chính phủ điện tử giúp tăng cường cơ hội tham gia chính trị của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính phủ điện tử quản lý xã hội bằng việc tăng cường tham gia chính trị cho người dân.

+ Internet tham gia vào quá trình này bằng việc cung cấp các thông tin để đưa ra các lựa chọn có căn cứ và thông qua cung cấp dịch vụ bầu cử trực tuyến.

+ Chính phủ điện tử đã trở nên khá phổ biến trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây.

- Chính phủ điện tử giúp nâng cao tính cạnh tranh của các chính phủ

+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhu cầu và cách thức đáp ứng các nhu cầu đã được đề cập rõ ràng của các công dân.

+ Các chính phủ phải coi quá trình phát triển các dịch vụ điện tử là cầu nối giữa môi trường với chính phủ. - Các chính phủ, muốn chính phủ điện tử hoạt động hiệu quả, phải có đủ năng lực khuyến khích các công dân phản hồi về các dịch vụ và chính sách của chính phủ, qua đó tạo lòng tin vào khu vực công, sự tham gia vào khu vực công.

Một phần của tài liệu Đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (Trang 111)