MỞ RỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (Trang 115 - 118)

- Tồn cầu hóa yêu cầu phải có nhận thức mới về lãnh thổ, chủ quyền

2.4. MỞ RỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

NHÀ NƯỚC

2.4.1. Các tổ chức xã hội công dân trong xã hội hiện đại

- Quan niệm về xã hội công dân

+ Các tổ chức xã hội công dân do các công dân tự tổ chức để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.

+ Đặc trưng cơ bản của các tổ chức xã hội công dân không phải là những hoạt động kinh tế tư nhân hướng theo lợi nhuận và cũng không phải là những hoạt động chính trị hướng vào việc chiếm lĩnh và thực thi quyền lực nhà nước.

+ Là một khu vực đa dạng bao gồm những hội, nhóm và tổ chức khác nhau, độc lập tương đối về mặt chính trị - xã hội, nên có tiềm năng quan trọng phục vụ cho tiến trình phát triển dân chủ.

- Vai trị của xã hội công dân trong đời sống xã hội

+ Tổ chức xã hội cơng dân đóng vai trị là các thành tố “dân chủ tham gia” như là sự bổ khuyết cho các cơ quan dân chủ đại diện, có khả năng kết nối với những tổ chức xã hội công dân khác trên thế giới.

+ Sự gia tăng về số lượng và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội công dân là tất yếu song song với sự gia tăng lợi ích và nhu cầu của công dân trong xã hội hiện đại.

+ Nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của cơng dân khơng những được thể hiện trong chính sách, pháp luật của Nhà nước mà cịn thơng qua tơn chỉ, mục đích, sự phối hợp của các tổ chức xã hội cơng dân. Thơng qua những tổ chức của mình, cơng dân biểu đạt “mạnh mẽ” hơn ý chí, nguyện vọng của mình đối với Nhà nước, ngược lại thông qua các tổ chức này, Nhà nước dễ tiếp xúc và hiểu công dân hơn.

+ Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Nhà nước phát huy và khơi dậy khả năng sáng tạo, đóng góp của cơng dân vào đời sống chính trị, xây dựng Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Từ những cơ sở để xã hội công dân ra đời, tồn tại và phát triển, dựa trên chức năng của các tổ chức xã hội công dân, các tổ chức này được cho là có vai trị to lớn trong việc quản lý xã hội trong xã hội hiện đại.

+ Ngày nay, khi trình độ dân trí ngày càng cao, sự quản lý xã hội của chính phủ dần được chuyển giao cho các chủ thể khác. Người ta khơng chỉ nói đến quyền lực của chính phủ, của các tập đồn kinh tế mà cịn nói nhiều đến quyền lực của các tổ chức xã hội công dân.

+ Các tổ chức xã hội công dân ra đời do yêu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Đó khơng phải là các tổ chức tự phát mà được tổ chức và có các nguyên tắc hoạt động riêng.

+ Trong thực tiễn đời sống, các tổ chức xã hội cơng dân có vai trị to lớn, và một trong những chức năng mà các tổ chức này đảm nhiệm là tham gia vào quá trình quản lý xã hội.

2.4.2. Vai trị của các tổ chức xã hội cơng dân trong quản lý nhà nước

- Sự tham gia quản lý xã hội của xã hội công dân là tất yếu, khách quan.

+ Những vấn đề đặt ra hàng ngày trong công đồng xã hội là rất đa dạng, sinh động và phức tạp với những phạm vi và qui mô khác nhau.

+ Công tác quản lý xã hội xuất phát từ yêu cầu chung của việc quản lý đất nước. + Sự tham gia quản lý của các tỏ chức xã hội cơng dân là an tồn, phù hợp và dễ được chấp nhận hơn vì nó được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và các qui định chung trong các nhóm và cộng đồng.

+ Việc quản lý xã hội của các tổ chức xã hội công dân trước hết là việc tự quản lý các thành viên của các nhóm, các hội và cộng đồng, quản lý việc tổ chức và hoạt dộng của các hội, các cộng đồng ở các cấp khác nhau.

- Sự tham gia của các tổ chức xã hội công dân vào quản lý xã hội thể hiện ở những phương diện sau:

+ Tập hợp nhu cầu, lợi ích chính đáng của thành viên, hình thành nhu cầu chính sách; chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao khả năng thỏa mãn

nhu cầu; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của thành viên và ảnh hưởng lớn hơn ra cộng đồng, xã hội.

+ Tham gia đánh giá, khuyến nghị của mình với nhà nước về phát triển và quản lý xã hội.

+ Tham gia vào xây dựng cơ chế, chính sách và luật pháp; vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình, mục tiêu phát triển và quản lý xã hội.

+ Tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật và các lĩnh vực xã hội cụ thể.

+ Tham gia thực hiện chính sách, chương trình phát triển xã hội như một đối tác xã hội của Nhà nước.

+ Phát huy vai trị đại diện cho các nhóm xã hội có lợi ích riêng, thống nhất và trong tổng thể lợi ích chung; xây dựng và phát triển xã hội hài hòa, đồng thuận.

+ Xây dựng và phát triển cộng đồng bằng chính tổ chức của mình, phù hợp với nhu cầu của xã hội.

+ Tham gia cung cấp dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ công và dịch vụ xã hội cơ bản, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

+ Phát huy và thực hành dân chủ, giám sát đối với các cơ quan nà nước và đội ngũ công chức; tư vấn, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của nhà nước.

+ Tham gia với nhà nước cung ứng dịch vụ cơng, góp phần phát triển và quản lý xã hội.

+ Cùng với nhà nước khắc phục những hạn chế của cơ chế kinh tế thị trường; góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo; triển khai các hoạt động từ thiện, nhân đạo; khắc phục những hậu quả của thiên tai, bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy q trình dân chủ hóa và là cầu nối giữa đảng (nhất là đảng cầm quyền), nhà nước với cơng dân.

+ Góp phần quan trọng vào mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện đối ngoại nhân dân để phát triển và quản lý xã hội.

+ Để phát huy vai trị của các tổ chức xã hội cơng dân trong quản lý xã hội hiện nay, cần xác định rõ những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý xã hội.

+ Cần đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội công dân, đa dạng hóa các hình thức tập hơn cơng dân, tìm kiếm các cách thức thu hút các cơng dân tham gia vào các tổ chức xã hội công dân.

+ Sự tham gia của các tổ chức xã hội công dân đối với phát triển và quản lý xã hội cần phải được thể chế hóa để tạo hành lang và căn cứ pháp lý thì mới có hiệu lực trên thực tế.

+ Quan niệm về vị trí, vai trị và tác động của các tổ chức xã hội công dân tới phát triển và quản lý xã hội được đánh giá khác nhau tùy vào cách tiếp cận, đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, khu vực.

6. Tài liệu học tập

Tài liệu bắt buộc:

1) Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong trong một thế giới đang

chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà nội.

2) Hồ Việt Hạnh (2008), Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản, Nxb. KHXH, Hà Nội.

3) Ngơ Xn Bình – Hồ Việt Hạnh (Đồng chủ biên, 2007), Tìm hiểu nhà

nước pháp quyền Hàn Quốc, Nxb. KHXH, Hà Nội. Tài liệu tham khảo khác:

1) Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần

thứ IX, X, XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.

2) Các bản Hiến pháp Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề án đăng ký mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w