Thách thức khi hội nhập quốc tế với cácdoanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống bán lẻ của công ty Điện Tử Hoàn Kiếm (Trang 69)

- CÔNG TY LG ELECTRONICS VIỆT NAM.

2.5.2.3Thách thức khi hội nhập quốc tế với cácdoanh nghiệp Việt Nam

Hạn định mở cửa lĩnh vực logistic không còn xa. Theo cam kết gia nhập wto, Việt Nam sẽ cho phép các Công Ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Vệt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho cácdoanh nghiệp logistic.

một điều đáng buồn nữa là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và hình thức chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi, bởi nguồn vốn nhỏ sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh,và các dịch vụ của các doanh nghiệp yếu kém. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như apl, mitsui osk, maerk logistics, nyk logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường

trong nước.

Một ví dụ thực tế điển hình là khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logistics trọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì nyk logistics, logitem, mol vietnam, dragon logistics đều tham gia đấu thầu. Cuối cùng doanh nghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyên chở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại. Như vậy, các doanh nghiệp không có tàu biển chắc chắn phải chịu thua độc chiêu này…

Logistics đối với nước ta chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Do đó rất nhiều Công Ty giao nhận vẫn còn rất bỡ ngỡ với hoạt động này, thiếu kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức cũng như trong nghiệp vụ. Việc ứng dụng logistics trong các Công Ty giao nhận Việt Nam mang tính tự phát, theo phong trào là chính, hầu như chưa có Công Ty nào có kế hoạch phát triển logistics cho mình một cách rõ ràng, cụ thể và có hiệu quả.

Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong vận tải biển ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Chưa có một dn nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có một điểm yếu là không kết nối được với mạng lưới toàn cầu và dn chúng ta chỉ hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ cấp 2; thậm chí là cấp 3, cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng điều hành dịch vụ toàn cầu. Chúng ta mới chỉ làm thuê một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ mà các dn nước ngoài giành được ngay trên thị trường việt nam. Gia nhập WTO, áp lực với cạnh tranh trong ngành logistics của Việt Nam ngày một cao hơn. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các Công Ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics trong hệ thống bán lẻ của công ty Điện Tử Hoàn Kiếm (Trang 69)