phòng giảm giá chứng khoán
2.2.5.1. Vòng quay vốn kinh doanh
Vòng quay VKD
năm 2013 =
414.001 = 0,085( 5.924.065 + 3.822.281)/ 2 ( 5.924.065 + 3.822.281)/ 2
Năm 2013, vòng quay vốn kinh doanh đạt 0,085 cho biết: 1 đồng vốn tạo ra 0,085 đồng doanh thu.
Mặc dù trong CTCK cách tính doanh thu kinh doanh (phần doanh thu từ hoạt động tự doanh) khác so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì trong đó không bao hàm giá vốn mua chứng khoán. Nhưng vòng quay vốn kinh doanh bình quân vẫn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trọng việc tạo ra doanh thu. Vòng quay vốn kinh doanh thể hiện khả năng quay vòng vốn của công ty, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ được sự hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 2.6. Vốn kinh doanh và vòng quay vốn kinh doanh của 5 CTCK
Đơn vị tính: triệu đồng
Công ty AGR VND HCM KLS SSI
VKDbq 4.873.173 1.789.668,5 3.163.358 2.605.307 7.244.194,5
DTT 414.001 262.619 634.760 167.652 726.944
Vòng quay
( lần ) 0,085 0,147 0,201 0,064 0,100
Dựa vào bảng trên ta thấy, số VKDbq của mỗi công ty có sự khác nhau, nó phản ánh tiềm lực tài chính của mỗi công ty. AGRISECO là công ty có VKDbq lớn trên thị trường. So sánh với các công ty có quy mô nhỏ hơn như VND, HCM thì vòng quay VKD ở mức 0,085 là khá thấp; so sánh với công ty có quy mô lớn hơn như SSI thì vòng quay VKD mặc dù thấp hơn nhưng không nhiều, qua đó cho thấy, công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm chưa thật sự hiệu quả.
2.2.5.2. Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán phản ánh cứ 100 đồng nguồn vốn thì CTCK trích ra bao nhiêu đồng để dự phòng giảm giá chứng khoán.
Năm 2013, tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính mà chủ yếu là đầu tư chứng khoán ( ngắn hạn và dài hạn ) là:
Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm giá đầu
tư tài chính trên nguồn vốn
= 348.335 ( triệu đồng ) x100% = 7,15% 4.873.173(triệu đồng)
Như vậy, cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì AGRISECO giành ra 7,15 đồng để dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Con số này phản ánh khả năng an toàn cho các khoản đầu tư của công ty năm 2013.
2.2.6. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
2.2.6.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ năm 2013 =
1.596.563 x100% = 41,77% 3.822.281
Năm 2013, hệ số nợ là 41,77% cho biết muốn sử dụng 1 đồng vốn thì công ty phải vay nợ bên ngoài 0,4177 đồng. So với một số CTCK có vốn điều lệ tương đương hay cao hơn thì hệ số nợ của AGRISECO lớn hơn, chứng tỏ mức độ rủi ro của AGRISECO cao hơn các CTCK khác. Nhưng hệ số nợ
giảm dần qua các năm, có thể nói năng lực sử dụng và quản lý nợ của AGRISECO đang dần được cải thiện, khả năng huy động tiền vay của công ty sẽ dễ dàng hơn những năm trước.
Bảng 2.7. Hệ số nợ của AGRISECO qua các năm
Năm Hệ số nợ (%)
2011 62,55
2012 61,83
2013 41,77
( Nguồn: Báo cáo tài chính của AGRISECO ) 2.2.6.2. Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn:
Hệ số VCSH trên tổng nguồn vốn = 1 – hệ số nợ Hệ số VCSH trên tổng
nguồn vốn năm 2013
= 1 - 0,4177 = 0,5823
Bảng 2.8. Hệ số VCSH trên tổng nguồn vốn của AGRSECO qua các năm
Năm Hệ số vỗn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (%)
2011 37,45
2012 38,17
2013 58,23
( Nguồn: Báo cáo tài chính của AGRISECO )
Năm 2013, hệ số nợ của công ty là 41,77%; hệ số VCSH trên nguồn vốn của công ty là 58,23%, cho thấy tình hình tài chính của công ty là ổn định, gánh nặng về nợ của công ty không lớn. Hệ số nợ của công ty giảm đều qua các năm chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng tốt cũng như việc sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng có hiệu quả.