2.2.2.1. Mức độ gia tăng doanh thu
Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt đầu nổ ra ở Mỹ trong năm 2008 nên kinh tế thế giới đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn, các chỉ số chứng khoán liên tục giảm điểm, các công ty chứng khoán rơi vào tình trạnh cực kì khó khăn, nhiều công ty bị phá sản, nhiều văn phòng, chi nhánh phải đóng cửa. Năm 2009 là năm khó khăn với AGRISECO khi mà doanh thu của hầu hêt các nghiệp vụ đều giảm trừ doanh thu từ nghiệp vụ môi giới, với tổng doanh thu giảm 445.017 triệu đồng tương ứng giảm 46,20%. Năm 2010, tổng doanh thu lại tăng vọt lên 1.138.423, 5 triệu đồng tương ứng tăng 219,69% chủ yếu là từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn và hoạt động khác (kinh doanh trái phiếu). Năm 2011, doanh thu lại giảm so với năm 2010, trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới giảm nhiều nhất, giảm gần 50%, đó cũng là điều dễ hiểu, khi mà TTCK trong năm 2011 khá trầm lắng. Năm 2012, doanh thu của công ty giảm 33,94% chủ yếu là do giảm mạnh ở doanh thu khác (kinh doanh trái phiếu). Năm 2013, doanh thu giảm 462.963,89 triệu đồng tương ứng giảm 52,79%, chủ yếu là do giảm doanh thu hoạt động tư vấn (giảm 76,96% so với năm 2012); hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn (giảm 58,79% so với năm 2012); doanh thu khác (kinh doanh trái phiếu) giảm 47, 88% so với năm 2012.
Doanh thu từ hoạt động khác (kinh doanh trái phiếu) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Với tỷ trọng trong 3 năm gần đây lần lượt là: 55,82%; 42,48%; 46,91%.
Nếu như năm 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang năm 2009, TTCK Việt Nam đã có sự phục hồi
tương đối ấn tượng. Tuy nhiên, sang năm 2010, khi thị trường ngày càng ảm đạm thì doanh thu ở mọi hoạt động kinh doanh đều giảm so với năm 2009. Năm 2011, 2012 khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục , doanh thu môi giới tăng, giảm không ổn định thì doanh thu hoạt động tư vấn lại tăng cao, đó cũng là một điều đáng ghi nhận ở AGRISECO khi đã biết nắm bắt thị trường để có thể mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty.
Bảng 2.2. Bảng phân tích doanh thu AGRISECO
( Đơn vị: triệu đồng )
Năm 2011 2012 2013
Nội dung Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DT MG 26.029 1,96% 34.940 3,98% 22.549 5,45%
DT TD 560.463 42,22% 469.467 53,54% 197.263 47,64%
DT khác 741.033 55,82% 372.558 42,48% 194.189 46,91%
Tổng 1.327.525 100% 876.965 100% 414.001 100%
( Trích báo cáo tài chính AGRISECO 2011 – 2013 )
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số chính. Trong khi VN – index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/ 2010) thì HNX – Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55, 4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/ 12/ 2011. Sang năm 2012, khi mà các nhà đầu tư đã quá mệt mỏi khi mà giá cổ phiếu liên tục giảm, thậm chí còn xuất hiện cổ phiếu giá bèo – giá cổ phiếu không mua nổi một mớ rau, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan càng khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Không một đợt sóng nào trong năm đủ mạnh giúp chỉ số VN – index vượt qua 500 điểm và vượt qua các đỉnh từng thiết lập trong những năm trước. Mức cao nhất đạt được cũng chỉ lên tới 488,07 điểm vào tháng 5/ 2012 với tổng khối lượng giao dịch trên 133 triệu cổ phiếu, trị giá 2.220 tỷ đồng. Nhưng sau đó, chỉ số này lại tuột dốc và ngày càng đuối; cộng thêm các vụ bê bối ở các công ty chứng khoán khiến cho kênh đầu tư chứng khoán ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Sang năm 2013, thị trường chứng khoán đã có hi vọng hơn khi mà Nhà nước ban hành nhiều chính sách vĩ mô nhằm cải thiện tình hình kinh tế, tác động không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư như nới room khối ngoại, tăng biên độ giao dịch hay VAMC, các gói cứu trợ bất động sản được đưa ra. VN – index có bước tăng nhanh hơn dự báo với nhiều phiên giao dịch bùng nổ. Năm 2013, chỉ số VN – Index đạt 504,6 điểm tăng 22,2% so với năm 2013; chỉ số HNX – index đạt 67,84 điểm tăng 18,9%. Tuy vậy, doanh thu từ các hoạt động của AGRISECO không tăng lên so với năm trước đó, có thể do các nhà đầu tư đang xem xét, chờ đợi thị trường có dấu hiệu phục hồi rõ ràng hơn mới tham gia giao dịch, điều này làm cho doanh thu của công ty giảm hơn so với những năm trước.
2.2.2.2. Tốc độ gia tăng doanh thu:
Tốc độ gia tăng doanh thu
năm 2013 = 414.001 – 876.965 x 100% = -111,83% 414.001 Tốc độ gia tăng doanh thu
năm 2012
=
876.965 – 1.327.525
x 100% = -33,94% 1.327.525
Tốc độ gia tăng doanh thu năm 2013 giảm nhiều so với năm 2012, giảm từ -33,94% xuống -111,83%. Tốc độ gia tăng doanh thu giảm nhiều có thể cho thấy thị phần hoạt động của công ty đang thu hẹp hoặc công ty đang giảm bớt một số lĩnh vực hoạt động.
So sánh với các công ty chứng khoán khác:
Biểu 2.2. Tốc độ gia tăng doanh thu của 5 công ty năm 2013 so với năm
2012 Đơn vị: %
( Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 CTCK )
So sánh với VND và HSC – 2 công ty có thời gian thành lập và có số vốn điều lệ nhỏ hơn; So sánh với công ty có vốn điều lệ tương đương KLS; So sánh với công ty có vốn điều lệ lớn hơn là SSI thì tốc độ tăng doanh thu
của AGRISECO đều thấp hơn nhiều so với các công ty đó. Chứng tỏ, trong năm 2013, mặc dù là 1 công ty lớn trên thị trường nhưng vẫn chưa đạt được kết quả kinh doanh khả quan, do đó, công ty cần phải có chiến lược hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2014.
2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên DTT năm 2013 = 25.244 x 100% = 6,10% 414.001 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên DTT năm 2012 = 70.924 x100% = 8,09% 876.965 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên DTT năm 2011 = 131.679 x 100% = 9,92% 1.327.525
Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần là 6,10% cho biết cứ 100đ doanh thu thì tạo ra 6,10đ lợi nhuận; và đều giảm so với năm 2012, 2011.
Biểu 2.3. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần năm 2013
Đơn vị: % ( Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 CTCK )
Chỉ số này cho thấy AGRISECO có tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6,10%, thấp hơn hẳn với 4 CTCK còn lại (4 CTCK đều có tỷ
suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên 50%). Điều này cho thấy cách thức quản lý chi phí của AGRISECO là chưa tốt. Tổng chi phí đã chiếm gần hết doanh thu thuần, nó làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thấp. Kể từ khi thành lập cho tới nay thì chi phí hoạt động kinh doanh cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp của AGRISECO từng năm là tương đối cao so với các công ty khác, trước tình hình kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định và sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán là rất lớn thì AGRISECO cần phải có những thay đổi trong phương thức quản lý, cách thức hoạt động để giảm chi phí.
2.2.3. Chỉ tiêu mức độ sử dụng chi phí
Bảng 2.3. Chi phí của AGRISECO theo năm
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng ( % ) Giá trị Tỷ trọng ( % ) Giá trị Tỷ trọng ( % ) Chi phí KD 769.084 95,42 352.696 90,78 - 416.388 - 54,14 Chiphí QLDN 36.889 4,58 35.811 9,22 - 1078 - 2,92 Tổng chi phí 805.973 100 388.507 100 - 417.466 - 51,80
( Nguồn: báo cáo tài chính AGRISECO )
Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy trong năm 2013 AGRISECO đã cố gắng quản lý chi phí của mình. Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2013 giảm mạnh 416.388 triệu đồng, tương ứng giảm 54,14% so với năm 2012. Chi phí QLDN năm 2013 giảm 1078 triệu đồng, tương ứng giảm 2,92% so với năm 2012. Qua những con số này có thể thấy, công ty đã chú trọng vào công tác quản lý chi phí, sử dụng chi phí kinh doanh cũng như chi phí QLDN một cách có hiệu quả hơn; tuy nhiên, cũng do trong năm 2013, doanh thu về hoạt động kinh doanh của công ty cũng giảm mạnh nên lợi nhuận mang lại cho công ty chưa cao.
Ta có thể so sánh mức độ thay đổi doanh thu thuần và mức độ thay đổi chi phí qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.4. So sánh tốc độ gia tăng doanh thu thuần và tốc độ gia tăng chi phí năm 2012, 2013 của AGRISECO
Đơn vị tính: % Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, trong năm 2013 doanh thu giảm, chi phí cũng giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí so với năm 2012. Điều này sẽ làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 giảm nhiều hơn so với năm 2012.
2.2.3.1. Tỷ suất chi phí kinh doanh trên doanh thu thuần
Tỷ suất CPHĐKD trên DTT năm 2013 = 352.696 x100% = 85,19% 414.001 Tỷ suất CPHĐKD trên DTT năm 2012 = 769.083 x100% = 87,70% 876.965
Tỷ suất chi phí kinh trên doanh thu thuần năm 2013 là 85,19% cho biết, trong năm, muốn thu được 100 đồng DTT thì cần bỏ ra 85,19 đồng chi phí kinh doanh. So với năm 2012 thì chi phí hoạt động kinh doanh năm 2013 đã giảm, tuy nhiên, so với các công ty cùng ngành thì đây vẫn là một con số khá cao.
2.2.3.2. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT năm 2013 = 35.811 x100% = 8,65% 414.001 Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT năm 2012 = 36.889 x100% = 4,21% 876.96 5
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2013 là 8,65% cho biết, trong năm, muốn thu được 100 đồng DTT thì cần bỏ ra 8,65 đồng chi phí QLDN. So với năm 2012, chi phí QLDN của công ty giảm nhưng doanh thu giảm nhiều hơn làm cho tỷ suất này tăng lên, cho thấy, mặc dù việc quản lý chi phí đã được cải thiện nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Để đánh giá hiệu quả của khoản chi phí kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp phải đi đánh giá xem tỷ suất chi phí KD trên DTT vả tỷ suất chi phí QLDN trên DTT. Tỷ suất này càng cao thì việc sử dụng chi phí này càng kém hiệu quả và ngược lại.
Bảng 2.4. Chi phí của 5 CTCK trong năm 2013
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu AGR VND HCM KLS SSI
DTT 414.001 262.619 634.760 167.652 726.944 Chi phí KD 352.696 47.279 176.671 -23.183 386.476 Chi phí QLDN 35.811 83.444 83.378 22.029 12.023 Tỷ suất CPKD/ DTT 85,19% 18,00% 27,83% -13,83% 53,16% Tỷ suất CPQLDN/ DTT 8,65% 31,77% 13,14% 13,14% 1,65%
( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 CTCK )
Bảng tỷ suất chi phí KD trên DTT và tỷ suất chi phí QLDN trên DTT năm 2013 trên cho thấy tình hình sử dụng chi phí của AGRISECO so với các công ty khác. Tỷ suất chi phí KD trên DTT quá cao ( 85,19% ), một phần là do hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn trong thời gian này không hiệu quả, các hoạt động khác của công ty cũng làm phát sinh lượng chi phí lớn. Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT không cao ( 8,65% ), điều này cho thấy tình hình sử dụng và quản lý chi phí của AGRISECO đang duy trì ở mức khá. Tuy nhiên, khi so sánh với SSI với vốn điều lệ lớn hơn thì dễ thấy tỷ suất CPQLDN trên DTT của SSI ( 1,65% ) còn thấp hơn rất nhiều so với AGRISECO, chứng tỏ AGRISECO vẫn chưa tận dụng hết khả năng sử dụng
và quản lý chi phí của mình. AGRISECO cần cải thiện hơn nữa về phần việc quản lý chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty.