Chỉ tiêu khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp (Trang 43)

Mức độ sinh lời của CTCK được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu.

Biểu 2.1. Lợi nhuận kế toán trước thuế của AGRISECO theo năm

Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tài chính AGRISECO )

Qua biểu đồ trên, thấy được lợi nhuận trước thuế của AGRISECO có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 là năm mà thị trường có dấu hiệu phục hồi đi lên sau một năm 2008 ảm đạm, do đó, công ty đã đạt được lợi nhuận khá cao. Sang năm 2010, khi mà giai đoạn đầu năm, thị trường vẫn còn sôi động, công ty đã biết nắm bắt cơ hội, có chiến lược đầu tư hợp lý và thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán nên đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty, LNTT tăng 82.470 triệu đồng trong khi đó cuối năm 2010, thị trường bắt đầu lao dốc, các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt được đưa ra

nhằm kiềm chế lạm phát đã làm cho nhiều CTCK khác làm ăn thua lỗ, thậm chí là phá sản; đây là điểm sáng trong quá trình hoạt động của công ty. Năm 2011, theo đánh giá thì thị trường Việt Nam là thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới, 2 chỉ số quan trọng giảm sút mạnh, thanh khoản thị trường kém, nền kinh tế vĩ mô có nhiều bất lợi: lạm phát, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản chính vì vậy mà nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty; khiến cho lợi nhuận của công ty giảm một nửa sao với năm 2010. Năm 2012, thị trường chứng khoán trải qua khá nhiều biến động và thăng trầm khi mà đầu năm, tiếp nhận được các thông tin hỗ trợ: chính sách thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam, động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/ năm xuống 9%/ năm, sự ra đời của chỉ số VN30 và kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều....mà VN – Index đã tăng gần 40%, HNX – Index tăng 44% so với cuối năm 2011; nhưng đến cuối năm 2012, khi mà bất ổn kinh tế phát sinh, niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay mạnh, thị trường chứng khoán lại rơi vào giai đoạn khó khăn,khiến cho các chi phí kinh doanh của công ty tăng nhiều; đồng thời, hoạt động chính kinh doanh trái phiếu của công ty trong năm không đạt hiệu quả như những năm trước đã làm cho lợi nhuận công ty giảm sút (giảm 60.760 triệu đồng). Năm 2013, nền kinh tế đã có những tín hiệu hồi phục, thị trường chứng khoán cũng khởi sắc hơn khi các thông tin hỗ trợ của Chính phủ đưa ra như: nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ, lạm phát được kiềm chế,...Tuy vậy, lợi nhuận của công ty vẫn giảm so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu từ kinh doanh trái phiếu; hoạt động tư vấn, hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn là 2 hoạt động chủ yếu của công ty giảm nhiều. Hy vọng bước sang năm 2014, với những tín hiệu kinh tế khả quan hơn nữa, AGRISECO sẽ cố gắng tận dụng được sức mạnh của mình để nâng cao lợi nhuận của công ty.

2.2.1.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ):

- Năm 2012:

ROE = 65.658 x100% = 2,89% ( 2.281.877 +2.261.363)/ 2

Năm 2012, ROE = 2,89% cho biết, trong năm 2012, bình quân 100 đồng vốn chủ sỏ hữu sử dụng thì tạo ra 2,89 đồng lợi nhuận sai thuế chi chủ sở hữu. - Năm 2013:

ROE = 19.782(2.261.363 + 2.225.718)/ 2 x100% = 0,88%

Năm 2013, ROE = 0,88% cho biết, trong năm 2013, bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng thì tạo ra 0,88 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

 Năm 2013, ROE giảm 2,01% ( tương ứng giảm 69,55% ) so với năm 2012, cho thấy việc sử dụng 1 đ vốn chủ sở hữu trong năm không hiệu quả bằng năm 2012.

2.2.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA ):

- Năm 2012:

ROA = 65.657 ( 6.093.367 + 5.924.065)/ 2 x100% = 1,09% Năm 2012, ROA = 1,09% cho biết, trong năm 2012, bình quân sử dụng 100 đồng tài sản thì tạo ra 1,09 đồng lợi nhuận sau thuế.

- Năm 2013:

ROA = 19.782 x100% = 0,41% (5.924.065 + 3.822.281)/2

Năm 2013, ROA = 0.41% cho biết, trong năm 2013, bình quân sử dụng 100 đồng tài sản thì tạo ra 0,41 đồng lợi nhuận sau thuế.

 Năm 2013, ROA giảm 0,68% (tương ứng giảm 62,39%) so với năm 2012, cho thấy việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận trong năm không hiệu quả như năm 2012.

Để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ của những cổ đông, người góp vốn vào công ty thì họ quan tâm 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại cho họ bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sau thuế mỗi năm, tức là họ sẽ quan tâm tới ROE. Khi chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ tiêu ROA được nhiều đối tượng quan tâm hơn như đối tượng cho vay, chủ đầu tư hiện tại và tiềm năng.

Bảng so sánh giữa 5 CTCK vê hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu năm 2012, 2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Chỉ tiêu ROA, ROE của 5 CTCK

Chỉ tiêu AGR VND HCM KLS SSI

Năm 201 2 201 3 201 2 2013 2012 2013 201 2 201 3 201 2 2013 ROE(%) 2,89 0,88 7,34 10,8 2 11,76 12,8 0 0,86 5,53 1,56 9,06 ROA(% ) 1.09 0.41 5,04 6,95 8,46 8,92 0,83 5,31 1,08 6,43

( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 CTCK )

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một điều sống còn với mỗi doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng.

Trên đây là số liệu và chỉ tiêu ROE, ROA của một số công ty trên thị trường. Nó có thể chưa phản ánh hoàn toàn về sức cạnh tranh của AGRISECO trên TTCK trong năm 2012, 2013 nhưng nhìn chung AGRISECO vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. So với các CTCK có vốn điều lệ tương đương như SSI và HCM thì hai chỉ số này của AGRISECO đều thấp hơn. Mà LNST, ROE, ROA là các chỉ tiêu mà những cổ đông góp vốn, các nhà đầu tư, khách hàng...quan tâm, vì vậy, việc

gia tăng các chỉ số này là một vấn đề cần được chú trọng, hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Nông nghiệp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w