Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vật liệu mang gen kháng vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas Oryzae PV. Oryzae) phục vụ công tác chọn tạo giống lúa cho các tỉnh phía bắc Việt Nam (Trang 41)

Kỹ Thuật nuôi cấy bao phấn do Guha and Maheshwari nghiên cứu năm 1964 (Aminul Hoque et al, 2007) [25]. Kỹ thuật này có thể ứng dụng tạo cá thể ựơn bội cho hơn 200 loài cây trồng bao gồm cà chua, ựậu, lúa, thuốc lá, lúa mạch, lúa mỳ, hạt tiêu, cây gai, ựậu tương..(Liljana et al, 2007) [75], (McXouch et al, 1998) [80].

Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ựã giúp các nhà chọn giống rút ngắn ựáng kể thời gian chọn tạo giống mớị Baenziger và cộng sự (1996) [30] cho biết với thời gian 24 tháng, bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn cây lúa mạch Xuân ựã tạo ựược dòng thuần có ựộ thuần tương ựương với dòng tạo ra bằng phương pháp truyền thống sau 6 thế hệ (6 năm). Theo Grau da và cộng sự (2002) [56], Sử dụng phương pháp nuôi cấy bao phấn lúa mỳ chỉ mất 5-7 năm có thể tạo ra ựược một giống mới trong khi sử dụng phương pháp truyền thống phải mất 10-15 năm. Trên nhiều cây trồng khác như đậu, ngô, cà chua, cây dẻ nước (Aminul Hoque et al, 2007) [25], (Asoliman et al, 2007) [29]... cũng thu ựược kết quả tương tự.

Công nghệ này ựã ựược nghiên cứu, phát triển và bắt ựầu có ứng dụng ựầu những năm 90 của thế kỷ 20 tại Trung Quốc và các nước phát triển như Mỹ, Tây Âụ Trong nhiều năm qua hàng loạt những nghiên cứu về vấn ựề này tập trung vào hai hướng chắnh là cải tạo về mặt di truyền phản ứng trong nuôi cấy bao phấn thông qua chọn lọc, lai tạo và tối ưu hóa môi trường nuôi cấy (Bidhan Roy et al, 2005) [34], (Chen et al, 2007) [43], (Herath et al, 2007) [61]. Phương pháp này hiện nay ựang ựược ứng dụng rộng rãi cho chọn tạo giống lúa, lúa mỳ, lúa mạch, ngô, ựậu, cà chuạ. (Asakaviciute et al, 2006) [28], (Asoliman et al, 2007) [29]. Hàng loạt các dòng thuần ựã thu ựược thông qua nuôi cấy bao phấn

Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược ựiểm sau:

- Tắnh phụ thuộc vào giống và kiểu gen: Quy trình có hiệu quả tốt ựối với một số giống, ựối với một số giống khác hiệu quả thấp. Một số giống hoàn toàn không phản ứng trong nuôi cấy bao phấn (Swapan et al, 2005) [104].

Behnam và cộng sự (2008) ựã tiến hành nuôi cấy bao phấn 5 giống lúa mỳ Iranian và 4 dòng lúa mỳ lai ở thế hệ F3. Tác giả nhận thấy rằng có phản ứng khác nhau giữa các genotyps. Các dòng lai cho tỷ lệ callus và tỷ lệ cây tái sinh cao hơn (Behnam

et al, 2008) [33].

- Ở một số loài, tỷ lệ tự lưỡng bội thấp (dưới 10% ở ngô). Trong khi các cây như lúa, lúa mỳ, thuốc lá... tỷ lệ tự lưỡng bội ựạt trên 50%. Cây ngô ựơn bội yếu,

khó sống khi ựưa ra ngoài ựất, không ựẻ nhánh cho nên rất khó duy trì ựể xử lý lưỡng bội hoá.

- Tỷ lệ sống khi ựưa ra ựất thấp. Cây tạo thành từ nuôi cấy bao phấn thường yếu, khi ựưa ra bầu ựất, không có các buồng khắ hậu chuyên dụng hỗ trợ, cho tỷ lệ sống thấp, nhất là trong ựiều kiện khắ hậu Nhiệt đớị

- Tỷ lệ cây tái sinh dị thường cao: Trong quá trình nuôi cấy bao phấn thường xảy ra các ựột biến soma, do vậy xuất hiện cây có hình thái dị thường.

- Tỷ lệ tạo cây bạch tạng, khi nuôi cấy bao phấn của nhóm cây ngũ cốc: lúa, lúa mạch, lúa mỳ rất cao (Rokhshana Khatun et al, 2010) [93].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vật liệu mang gen kháng vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas Oryzae PV. Oryzae) phục vụ công tác chọn tạo giống lúa cho các tỉnh phía bắc Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)