Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp làm công tác Đảng, quản lý doanh nghiệp, cán bộ đoàn

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở đảng bộ tổng công ty xây dựng sài gòn hiện nay thực trạng và giải quyết (Trang 55)

- Về phẩm chất đạo đức:

2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp làm công tác Đảng, quản lý doanh nghiệp, cán bộ đoàn

của doanh nghiệp làm công tác Đảng, quản lý doanh nghiệp, cán bộ đoàn thể

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, có chất lượng tốt sẽ là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp. Để có được đội ngũ cán bộ như thế cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải cụ thể hóa đúng đắn, chính xác tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc này sẽ có tiêu chí, chuẩn mực, thước đo đúng đắn, chính xác để đánh giá thực chất từng cán bộ và đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó mới xây dựng đúng đắn quy hoạch cán bộ và kế hoạch dào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đúng đắn cán bộ. Có tiêu chuẩn chung của cán bộ trong doanh nghiệp và tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ thì từng cán bộ mới có căn cứ để xây dựng phương hướng, kế hoạch rèn luyện phấn đấu theo các tiêu chuẩn đó. Trên cơ sở các tiêu chuẩn cán bộ, từng cán bộ đối chiếu, thấy rõ mình còn khuyết điểm nào, để xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện để khắc phục những khuyết điểm đó.

Để có tiêu chuẩn chung của cán bộ doanh nghiệp cũng như tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ của doanh nghiệp cấp ủy đảng cần : căn cứ vào quan

điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ; căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp; căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được xác định trong chiến lược cán bộ của thời kỳ này; căn cứ vào vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ trong doanh nghiệp; căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Điều đó đảm bảo cho việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ của doanh nghiệp đúng đẵn, chính xác, sát thực tế, phù hợp vơí điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và có khả năng thực hiện. Tránh tình trạng tiêu chuẩn cán bộ được xác định nhưng không ai có thể đáp ứng được tiêu chuẩn đó.

Bí thư cấp ủy trong các doanh nghiệp phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định con đường XHCN, đồng tình và ủng hộ sự nghiệp đổi mới, chủ động tìm tòi giải pháp thực hiện đường lối đổi mới tại doanh nghiệp. Không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở ngay doanh nghiệp của mình. Có trình độ đaïi học chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc trung cấp, đã theo học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức và quản lý doanh nghiệp, tin học và ngoại ngữ … Bí thư cấp ủy phải là người am hiểu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quan điểm đường lối, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, thực sự là trung tâm đoàn kết trong tổ chức đảng và trong doanh nghiệp, quy tụ được cán bộ, đảng viên và công nhân viên trong doanh nghiệp. Bản thân và gia đình họ là tấm gương tốt về phẩm chất đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bí thư cấp ủy phải là người am hiểu về công tác Đảng và có kinh nghiệm nhất định về công tác Đảng. Nên chọn bí thư cấp ủy là người coù tính tình không nóng nảy và có tuổi đời, tuổi đảng cao hơn giám đốc doanh nghiệp.

Đối với giám đốc doanh nghiệp ngoài các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức lối sống, uy tín trong doanh nghiệp, đòi hỏi giám đốc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp phải giỏi về chuyên môn, giỏi tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, biết phát huy trí tuệ của các bộ phận tham mưu, là người năng động,

sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời giám đốc doanh nghiệp phải có tính Đảng cao, tôn trọng và gương mẫu thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và công nhân viên và biết tuân theo ý kiến đúng.

Tổ chức cơ sở đảng cần lãnh đạo tốt việc xây dựng quy hoạch cán bộ trong doanh nghiệp, đổi mới cách làm quy hoạch cán bộ. Không nên xây dựng quy hoạch cán bộ như trước đây : chọn 2 đến 3 người dự bị kế cận cho một chức danh cán bộ rồi công khai trong đơn vị. Xây dựng quy hoạch cán bộ như thế thường không thành công, nhất là ở những doanh nghiệp có vấn đề phức tạp, nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài. Nên xây dựng quy hoạch cán bộ trong doanh nghiệp theo cách tạo nguồn cán bộ, tức là chọn 3 đến 5 người không công khai rộng rãi trong doanh nghiệp mà chỉ công khai trong tập thể có quyền quyết định cán bộ, đưa cán bộ đó đi đào tạo một cách cơ bản về mọi mặt, sau đó để tập thể lựa chọn, đồng chí nào trúng cử sẽ có đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn và bắt tay ngay vào công việc, không phải đi học nữa. Cần sớm khắc phục tình trạng trúng cử vào cương vị lãnh đạo sau đó đi học dài hạn, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp.

Quy hoạch cán bộ trong doanh nghiệp phải “động” và “mở” tức là không cố định và bó hẹp trong cấp ủy, cơ quan của doanh nghiệp, không nhất thiết phải quy hoạch cấp phó thay cấp trưởng mà phải mở rộng phạm vi chọn caùn bộ đưa vào quy hoạch cán bộ, chú ý xây dựng quy hoạch cán bộ dài hạn, vượt cấp. Chọn cán bộ đưa vào quy hoạch cán bộ cần chú ý những người ưu tú, xuất thân trong phong trào quần chúng ở doanh nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng thích ứng với cơ chế mới, biết tập hợp lãnh đạo quần chúng. Quy hoạch cán bộ của doanh nghiệp cần được xem xét, điều chỉnh, bổ sung sau 6 tháng hoặc một năm. Quy hoạch cán bộ cần được chia ra nhiều lớp để thuận tiện cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Cần phấn đấu từng bước thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sau đó mới bố trí, sử dụng.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được xây dựng cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của doanh nghiệp. Trong đó cần chỉ rõ những cán bộ gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cơ

quan chủ quan và tại các trường của Đảng, Nhà nước theo các hệ tập trung dài hạn, ngắn hạn hay tại chức. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp ngoài việc cử cán bộ đi học thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo phương thức tại chức, tại chỗ trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Ưu thế của phương thức đào tạo, bồi dưỡng đó thể hiện ở họ gắn liền với thực tiễn công việc ở doanh nghiệp, cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng mau chóng trưởng thành, được bố trí vào cương vị lãnh đạo họ phát huy tác dụng được ngay; kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không nhiều; vừa học vừa làm hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ cao. Tuy nhiên, đeå phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đó phát huy tác dụng, cấp ủy và giám đốc doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ chủ chốt kèm căïp giúp đỡ cán bộ và từng cán bộ trong quy hoạch cán bộ cần neâu cao tinh thần tự học, tự rèn, tích cực, tự giác học tập, rèn luyện. Đồng thời cấp ủy cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ. Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nó cũng gây tác hại không nhỏ, nó có thể làm thoái hóa, biến chất cán bộ, làm mất cán bộ, làm tổn hại lớn tiền của của nhân dân, thậm chí gây phức tạp về chính trị. Vì thế, việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ trong doanh nghiệp càng trở nền cần thiết và cấp bách trong điều kiện hiện nay. Quản lý cán bộ trong doanh nghiệp phải toàn diện cả về phẩm chất chính trị, quan điểm lập trường cả tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, quản lý sinh hoạt, đời sống, quan hệ xã hội… Cần chú ý quản lý những cán bộ chủ chốt nhất là quản lý sinh hoạt, lối sống. Trên thực tế đã có không ít trường hợp từ sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống dẫn đến suy thoái về chính trị. Cần duy trì thành nền nếp việc thực hiện chủ trương cán bộ đang công tác giữ mối liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng nơi cư trú. Cần kết hợp chặt chẽ việc quản lý cán bộ trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp với quản lý cán bộ ở nơi cư trú. Đồng thời phát huy vai trò của quần chúng và các đoàn thể ở doanh nghiệp trong quản lý, giám sát cán bộ.

Chính sách cán bộ là một khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ ở doanh nghiệp, có vai trò to lớn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ. Thực hiện tốt chính sách cán bộ được coi là cơ sở, là đòn bẩy thúc đẩy từng cán bộ và đội ngũ cán bộ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong chính sách cán bộ cần tập trung thực hiện tốt ba loại chủ yếu như : chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách quản lý và sử dụng cán bộ; chính sách hỗ trợ vật chất, tinh thần cho cán bộ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được coi là một loại chính sách cán bộ, đã là cán bộ của doanh nghiệp phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo chức trách của cán bộ và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cấp ủy, ban giám đốc phải có trách nhiệm chăm lo việc này. Cán bộ cần coi việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt là quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Quản lý vaø sử dụng cán bộ trong các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cũng là một bộ phận của chính sách cán bộ. Cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng phải được sử dụng đúng đắn hợp lý thì mới phát huy tốt vai trò và khả năng của họ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng đắn sẽ hạn chế vai trò, tác dụng của cán bộ, thậm chí mất cán bộ. Sử dụng cán bộ đúng đắn tức là phải đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng sở trường, sử dụng cán bộ, giao trọng trách cho cán bộ tốt nhất là vào thời kỳ cán bộ đang phát triển. Nếu cán bộ chưa đủ khả năng còn đang trong quá trình đào tạo cơ bản đã giao trọng trách thì dễ thất bại cũng như thời kỳ cán bộ tuổi đã cao mà giao trọng trách thì “lực bất tòng tâm” cũng dễ thất bại.

Cần đổi mới chính sách tiền lương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện hiện nay. Cần chuyển lương cuûa bí thư cấp ủy và giám đốc doanh nghiệp theo hệ lương chuyên môn được đào tạo và phụ cấp chức vụ, mức phụ cấp của bí thư cấp ủy và giám đốc doanh nghiệp nên ngang bằng nhau. Khi thôi giữ chức vụ thì chuyển sang làm công việc theo chuyên môn đã được đào tạo và hưởng theo công việc đó. Ngoài chính sách tiền lương của Nhà nước, tùy theo điều kiện từng doanh nghiệp mà có phụ cấp thỏa đáng cho bí thư cấp ủy, giám đốc doanh nghiệp và cán boä trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở đảng bộ tổng công ty xây dựng sài gòn hiện nay thực trạng và giải quyết (Trang 55)