Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 35)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHNo&PTNT VN được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Cuối năm 1996, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN), tên này được duy trì từ đó đến nay. Ngoài chức năng vốn có của một ngân hàng thương mại NHNo&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện đường lối Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, năm 1999, chính phủ Việt

Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Tháng 2 năm 1999, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Năm 2000, cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNo&PTNT VN tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại và nhận được sự tài trợ của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo&PTNT VN triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới và sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Năm 2002, bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNo&PTNT VN tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.

Năm 2003, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT VN.

Từ năm 2006, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới NHNo&PTNT VN thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT VN và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong chiến lược phát triển của mình, NHNo&PTNT VN sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở

hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn; luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia đình; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng; giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu; đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin; đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ; chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao; đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu - văn hóa NHNo&PTNT VN.

Năm 2009, trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, NHNo&PTNT VN chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại. Cũng trong năm này, NHNo&PTNT VN vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/03/1988 - 26/03/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

Năm 2010, NHNo&PTNT VN là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam, chú trọng thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Cũng trong năm 2010, NHNo&PTNT VN được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của NHNo&PTNT VN lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ngày 28/06/2010, NHNo&PTNT VN chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 31/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT VN chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2011 là năm NHNo&PTNT VN đầu tư cho

"Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho

vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ. Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, các ngân hàng bắt đầu bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức. Do vậy, NHNo&PTNT VN đã xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Trong năm 2012, mặc dù NHNo&PTNT VN được trao tặng nhiều giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2012 lại được coi là năm đầy khó khăn đối với NHNNo&PTNT. Tính đến hết ngày 30/6/2012, NHNo&PTNT VN có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các NHTM nhà nước. Theo báo cáo số liệu của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng NHNo&PTNT VN chiếm 6,14%. Ngoài ra cũng trong năm này Tổng giám đốc

NHNo&PTNT VN đã bị cơ quan điều tra bắt và khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm

trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Nhìn lại những năm qua, NHNo&PTNT VN luôn là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Ngoài ra, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, NHNo&PTNT VN luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý

trong khu vực và quốc tế. NHNo&PTNT VN cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… NHNo&PTNT VN đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT VN còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Nguồn : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam.

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT VN trong giai đoạn hiện nay

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Cùng với uy tín thương hiệu NHNo&PTNT VN và các yếu tố thuận lợi của thị trường, NHNN kiểm soát chặt chẽ, kỷ cương đối với thị trường vốn và lãi suất, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện; những khó khăn của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô, ngừng hoạt động, lâm vào tình trạng phá sản,..; thị trường bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ và vàng trầm lắng, rủi ro cao, các kênh đầu tư vốn giảm thấp, làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên, kết quả đến ngày 31/12/2012, vốn huy động tăng trưởng khá tốt, đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh và bảo đảm an toàn thanh khoản, vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra năm 2012 tăng từ 10%-12%.

Hình 3.1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2008-2012 [16]

Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2008-2012, tổng huy động vốn của NHNNo&PTNT VN đều có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. NHNo&PTNT VN đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư, thực hiện đa dạng các sản phẩm và hình thức huy động vốn, giảm nguồn vốn không ổn định, qua đó chủ động trong quản lý và góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

Tuy nhiên, vốn huy động của NHNo&PTNT VN trong năm 2012 tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng bình quân toàn ngành 22,67% (kể cả VND và ngoại tệ); vốn huy động ngoại tệ của NHNo&PTNT VN giảm 16,3% lớn hơn tỷ lệ giảm trung bình của toàn hệ thống ngân hàng là 4,64%. Tiền gửi tổ chức kinh tế giảm mạnh từ đầu năm và tăng cao vào những ngày cuối năm, vốn huy động trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng thấp, chủ yếu do tiền gửi tổ chức kinh tế giảm, thị phần vốn giảm.

3.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng

Về cho vay, trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT VN đã thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời chú trọng mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân.

Hình 3.2: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế giai đoạn 2008-2012 [16]

Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của NHNo&PTNT VN gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao,...Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 8%-10%, NHNo&PTNT VN đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt. Kết quả, đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VND) đạt 480.453 tỷ, tăng 36.576 tỷ (+8,2%) so với cuối năm 2011. Dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng 5,1%, chiếm tỷ trọng 35,5%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VND tăng 39.577 tỷ (+9,7%), dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 8,6%, trong đó, dư nợ cho vay USD giảm mạnh trong những đầu năm nhưng đã tăng trưởng trở lại từ quý III/2012, tăng 1,4%, dư nợ EUR giảm 20,5%, dư nợ cho vay bằng vàng giảm 65,3%.

Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ VND, tăng 37.082 tỷ (+13,1%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ 66,6% tổng dư nợ cho vay (mục tiêu đặt ra khoảng 70%), dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 15,8%, chiếm tỷ trọng 51,2%/tổng dư nợ.

3.1.2.3. Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp

Bảng 3.3: Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2009-2012 [16]

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

%Tăng/Giảm 2012/2011

1 Thu từ DV thanh

toán trong nước 419 554 799 855 7,03%

2 Thu từ DV thanh

toán quốc tế 193 263 359 271 -24,60%

3 Thu từ DV kinh

doanh ngoại hối 190 497 557 329 -40,94%

4 Thu từ DV thẻ 52 121 147 185 26,08% 5 Thu từ DV bảo lãnh 206 314 298 257 -13,73% 6 Thu từ DV khác 214 369 467 528 12,99% Tổng cộng doanh thu dịch vụ toàn hệ thống 1.274 2.118 2.627 2.425 -7,69% Qua bảng trên ta thấy được doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước, thẻ và dịch vụ khác của NHNo&PTNT VN tăng khá qua các năm. Điều này cho thấy các kênh thanh toán của NHNo&PTNT VN đã hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả và ngày càng phát triển. Bên cạnh việc thanh toán trong hệ thống (IPCAS), NHNo&PTNT VN đã triển khai thanh toán song phương trên toàn hệ thống với nhiều ngân hàng thương mại, đối tác, NHNo&PTNT VN trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước với chất lượng thanh toán nhanh, hiệu quả, chi phí thấp. Tuy nhiên, đối với dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối đã

có một sự sụt giảm mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với tỷ giá ngoại hối trong năm 2012 ít biến động, trái ngược với biến động tỷ giá năm 2011 khiến khoản mục chênh lệch do đánh giá lại ngoại hối được kết chuyển vào doanh thu kinh doanh ngoại hối giảm. Thu từ dịch vụ bảo lãnh cũng có mức giảm mạnh do hoạt động bảo lãnh cũng gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

3.1.2.4. Tình hình phát triển công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng

NHNo&PTNT VN hiện đang tiếp tục phát triển các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, bộ máy quản lý công nghệ thông tin phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển và quản trị điều hành. Triển khai ứng dụng, khai thác các chương trình tin học, đặc biệt là hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng giai đoạn hai (IPCAS II) đến 100% các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống, để thực hiện cập nhập, quản lý dữ liệu, khai thác thông tin ngày càng hiệu quả.

Quản trị, vận hành, hỗ trợ và duy trì ổn định các hệ thống ứng dụng, hệ thống máy chủ, hệ thống an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu, mạng..., xử lý tốt các sự cố, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, phục vụ hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Ngài ra, ngân hàng đã bổ sung, hoàn thiện, phát triển thêm chức năng mới trên hệ thống hiện đại hoá Ngân hàng và Kế toán khách hàng (Core Banking IPCAS) nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và quản lý, phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như thu ngân sách nhà nước, thẻ, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền kiều hối, thanh toán song phương.

Tuy nhiên, việc sử dụng, khai thác hệ thống công nghệ thông tin, trong đó có IPCAS còn lãng phí, chưa phát huy tối đa hiệu quả hệ thống, chưa xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin; hiện tượng tắc, nghẽn mạng và lỗi hệ thống còn xảy ra vào đầu, cuối tháng, khi sửa đường truyền gây ách tắc kinh doanh, ảnh hưởng đến khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các khâu quản lý hệ thống, cập nhật khai thác, quản lý dữ liệu thông tin, đường truyền; khả năng chống xâm nhập vào hệ thống công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn hệ

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)