Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 105)

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn rút ra được từ kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này có một số hạn chế sau:

- Nghiên cứu có quy mô mẫu điều tra còn ít (cỡ mẫu 150), chưa biểu hiện hết các đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu NHNo&PTNT VN. Ngoài ra có sự hạn chế trong việc điều tra phỏng vấn và thu thập dữ liệu đó là nghiên cứu chỉ được thực hiện chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác. Do vậy, khả năng tổng quát hóa của mô hình nghiên cứu chưa cao. Ở nghiên cứu tiếp theo cần

được thực hiện với số mẫu lớn hơn, mở rộng phạm vi địa lý ra nhiều tỉnh thành nhằm làm tăng tính bao quát của mẫu nghiên cứu.

- Nghiên cứu đo lường tài sản thương hiệu NHNo&PTNT VN chỉ đánh giá dưới góc độ khách hàng cá nhân, bỏ qua khía cạnh tài chính. Do vậy, tài sản thương hiệu NHNo&PTNT VN trong mô hình này chưa đánh giá chính xác hết được tài sản thương hiệu thực tế của NHNo&PTNT VN. Nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện đánh giá tài sản thương hiệu dưới cả hai góc độ là khía cạnh khách hàng và khía cạnh tài chính để mang đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm tài sản thương hiệu ngân hàng.

- Nghiên cứu chỉ đánh giá các thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất bằng phân tích hồi quy tuyến tính. Để đo lường các thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu với chất lượng cao hơn thì các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng những phương pháp phân tích hiện đại hơn như ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)