Các yếu tố nhân khẩu, kinh tế-xã hội học

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)

Giới tính

Biến quan sát này có kết quả âm và có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 4.3). Dấu âm cho thấy nam giới nhìn chung ít có xu hướng mua thịt gà an toàn hơn nữ giới. Nhiều nghiên cứu thấy rằng phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và an toàn thực phẩm (Knight and Warland, 2004), cân nhắc về thành phần dinh dưỡng khi quyết định chọn mua thực phẩm (Rimal et al., 2000) và thích ăn thịt gà hơn nam giới (He et al., 2003). Lin (1995) cũng chỉ ra rằng phụ nữ tin tưởng an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng khi mua thực phẩm hơn so với nam giới. Hơn nữa, như thống kê tỉ lệ khảo sát cho thấy, phần lớn nữ giới là người chịu trách nhiệm mua thực phẩm cho gia đình và họ cũng là những người quyết định chọn mua loại thực phẩm nào.

Độ tuổi

Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê ở mức 0,079. Kết quả chỉ ra mối quan hệ thuận giữa biến tuổi và quyết định mua của người tiêu dùng với thịt gà, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoang and Nakayasu (2006), Ehirim (2010), Rimal et al. (2000), Van Loo et al. (2010). Lin (1995) cũng chỉ ra rằng an toàn thực phẩm là rất quan trọng đối với người lớn tuổi khi mua thực phẩm và Nayga (1996b) nhận thấy họ sử dụng các thông tin dinh dưỡng về lợi ích cho sức khỏe, chất béo, hàm lượng cholesterol trong gói thực phẩm nhiều hơn so với người trẻ tuổi. Như vậy, khi tuổi càng tăng thì người tiêu dùng càng có xu hướng chọn mua thịt gà nhiều hơn do thịt gà được cho là có chứa nhiều protein, lipid, lượng chất béo ít hơn

các loại thịt khác và không có nhiều Cholesterol như thịt bò hoặc một số thực phẩm khác.

Bảng 4.3. Kết quả hồi qui Binary Logistics của mô hình nghiên cứu

Biến độc lập Hệ sốβ Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa Giới tính (GTINH)** -1.430 .713 .045 Tuổi (TUOI)* .083 .047 .079 Trình độ học vấn (HVAN)** .321 .130 .013 Thu nhập (THNHAP)*** -.170 .057 .003 Tình trạng việc làm (VLAM)NS 1.084 1.052 .303

Tình trạng hôn nhân (HNHAN)NS .591 .631 .349

Số nhân khẩu trong hộ (NKHAU)NS -.189 .178 .287

Số trẻ em trong hộ (TREEM)** .740 .335 .027

Sự sẵn có (SANCO)** 1.710 .661 .010

Giá cả (GIA)** -1.480 .664 .026

Chất lượng (CLUONG)** 1.343 .656 .041 Truy nguyên nguồn gốc (NGGOC)** 1.462 .646 .024 Lo ngại về cúm gia cầm(CUM)* 1.226 .641 .056 Lo ngại ngộđộc thực phẩm(NGODOC)** 1.879 .742 .011 An toàn cho sức khỏe (ANTOAN)*** 2.145 .681 .002

Hằng số -8.591 2.669 .001

Số biến quan sát 176

-2Log Likelihood 86.334

Hệ số Cox & Snell R Square 0.510 Hệ số Nagelkerke R Square 0.729

Model Chi-Square 125.551 [15]

Block Chi-Square 125.551 [15]

Tỉ lệ dựđoán đúng 90.9%

Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, NS làkhông có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2013.

Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực tới quyết định mua của người tiêu dùng. Theo nhận định của Hoang and Nakayasu (2006), với trình độ học vấn thấp, người tiêu dùng có thể không quan tâm tới các tác động lâu dài của việc dùng thực

phẩm không an toàn. Ngược lại, người có trình độ học vấn cao có cơ hội tiếp cận những thông tin về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhận thức được các rủi ro và lợi ích trong sử dụng thực phẩm hàng ngày. Từ đó, họ có thể đánh giá được những tác động đi kèm để điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình (Smith and Riethmuller, 2000).

Thu nhập

Kết quả từ mô hình cho thấy thu nhập có ảnh hưởng tới quyết định mua thịt gà an toàn, tuy nhiên lại là ảnh hưởng nghịch. Quan sát cho thấy những người có thu nhập cao có khả năng mua thịt gà an toàn ít hơn người có thu nhập thấp. Điều này có thể lý giải như nghiên cứu của FAO (2008), do yếu tố văn hóa. Tâm lý người Việt Nam khi có điều kiện vẫn “chuộng” gà ta, do vị ngọt, thịt dai và chắc. Đặc biệt trong những dịp cúng lễ thì gà ta sống là không thể thiếu và những loại gà này giá thường cao hơn gà giết mổ công nghiệp. Với thu nhập cao hơn, người tiêu dùng có thể có đủ năng lực tài chính để mua sản phẩm có mức giá cao hơn. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ifft et al. (2008) về người tiêu dùng miền Bắc khi số liệu thống kê ban đầu cho thấy có hai nhóm chủ yếu mua thịt gà công nghiệp là những gia đình nghèo và có đông trẻ em. Càng giàu có người tiêu dùng càng ưa chuộng sản phẩm truyền thống như các loại gà địa phương nổi tiếng.

Tình trạng việc làm cho thấy không có ý nghĩa thống kê tức là người tiêu dùng

có việc làm hay không không ảnh hưởng tới quyết định mua, tương tự với kết quả thu được trong nghiên cứu của Rimal et al. (2000), Nayga (1996a), do có nhiều yếu tố khác quan trọng hơn đối với người tiêu dùng khi họ cân nhắc lựa chọn thực phẩm. Mặt khác, điều này cũng khá phù hợp với tình hình xã hội của Việt Nam. Thực tế cho thấy người Việt Nam không chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất từ lương mà họ còn có thể có những khoản khác như tự kinh doanh hoặc do những người thân tài trợ cho những chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, so với các địa phương khác thì TP. HCM được xem là nơi dễ kiếm việc làm nên tình trạng thất

nghiệp của một người chỉ xem như là tạm thời khi họ mong muốn một chỗ làm phù hợp hơn.

Tình trạng hôn nhân cũng là một yếu tố không có ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng. Kết quả này trùng hợp với nghiên cứu của Van Loo et al. (2010) về thái độ của người tiêu dùng đối với thịt gia cầm hữu cơ hay nghiên cứu của Abdullahi et al. (2011) về hành vi mua gạo đặc biệt của người tiêu dùng Malaysia. Theo các tác giả, kết quả này là do sự thay đổi trong các đối tượng khách hàng và sản phẩm được nghiên cứu. Ví dụ như gạo Basmati không được dùng như một loại gạo thông thường trong gia đình mà chỉ trong những dịp đặc biệt nào đó (Abdullahi et al., 2011). Hay như trong nghiên cứu này thì người tiêu dùng không chỉ có thịt gà là thực phẩm duy nhất mà còn có nhiều loại khác tùy theo thói quen, sở thích ăn uống hay nhiều yếu tố tác động khác được đề cập trong nghiên cứu này cũng như một số nghiên cứu khác về thực phẩm an toàn.

Số nhân khẩu trong hộ là một trong ba yếu tố không có ý nghĩa trong nghiên

cứu này, tương tự kết quả nghiên cứu của Abdullahi et al. (2011), Ehirim (2010). Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa kết quả của những nghiên cứu trước đối với ý nghĩa của biến quan sát này. Số nhân khẩu có hệ số dương với việc tiêu dùng thịt bò chế biến và hệ số âm với thịt heo chế biến, theo nghiên cứu của De Silva et al. (2010). He et al. (2003) thu được kết quả dương trong nghiên cứu về tiêu dùng thịt bò và ngược lại với hải sản. Theo He et al. (2003), trong gia đình có một hoặc hai người, các thành viên thường là người trưởng thành trong khi gia đình 3 người trở lên có nhiều khả năng bao gồm một trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em là khác nhau, trẻ em cần nhiều cholesterol hơn người lớn. Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng giải thích hợp lý cho việc lựa chọn thực phẩm trong gia đình. Trong nghiên cứu này, qui mô hộ gia đình nhỏ dưới 5 người chiếm tỉ lệ cao (83,5%) và số gia đình có từ một trẻ em trở lên là 52%, do vậy, ngoài thịt gà an toàn thì người tiêu dùng cần lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho gia đình.

Số trẻ em trong gia đình có tác động dương với mức ý nghĩa 5% cho thấy trẻ

em có ảnh hưởng tới quyết định mua thịt gà an toàn, hay rau an toàn như nghiên cứu của Hoang and Nakayasu (2006). Theo đó, những gia đình có trẻ em thường quan tâm nhiều hơn tới thực phẩm an toàn và khi trở thành cha mẹ thì người tiêu dùng có nhận thức cao hơn đối với ô nhiễm thực phẩm và những rủi ro đi kèm khi sử dụng chúng (Polacheck and Polacheck, 1989).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt gà an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)