3.4.3.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình dựa trên chỉ tiêu -2LL (-2 log likelihood), thước đo này càng nhỏ càng thể hiện sự phù hợp cao. Khi giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số), nghĩa là mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.
3.4.3.2. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số nhằm kiểm tra xem các hệ số hồi quy
có ý nghĩa thống kê hay không, nói cách khác là chúng có khác 0 hay không. Giả thuyết: H0: βi = 0
Các hệ số hồi qui βi phải khác 0 vì nếu bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch giữa các xác suất sẽ bằng 1, tức là xác suất xảy ra sự kiện hay không xảy ra là như nhau, và lúc đó mô hình không có ý nghĩa dự đoán (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đại lượng Wald Chi bình phương được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui tổng thể của từng biến. Mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,1 cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0 và hệ số hồi qui tìm được là có ý nghĩa, tức đo lường được sự tác động của từng biến độc lập tới khả năng thành công (người tiêu dùng mua thịt gà an toàn).
3.4.3.3. Kiểm định F
Giả thuyết: H0: β1=β2 =….=βi =0
nhằm kiểm định xem toàn bộ các hệ số thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không. Ta sẽ dùng kiểm định Chi-bình phương. Căn cứ vào mức ý nghĩa quan sát mà SPSS đưa ra trong bảng Omnibus Test of Model Coefficients để
quyết định bác bỏ hay chấp nhận H0 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ H0.
Tóm lại, chương 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu của đề tài. Ở đây mô hình Logit được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến quyết định mua của người tiêu dùng tại TP. HCM. Các biến độc lập được nghiên cứu bao gồm các yếu tố kinh tế - xã hội, nhân khẩu học, các yếu tố liên quan tới sản phẩm và cảm nhận của người tiêu dùng về lợi ích, rủi ro liên quan tới thịt gà an toàn. Bảng khảo sát với 31 câu hỏi được gửi đi qua email và facebook với mong muốn nhận được ít nhất là 200 phản hồi. Số liệu thu thập được sẽ phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0. Ngoài ra, các kiểm định thống kê cũng được thực hiện nhằm đánh giá độ phù hợp của mô hình cũng như các hệ số hồi qui.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chương 3 đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và các biến phân tích. Chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua phân tích số liệu và kiểm nghiệm mô hình. Nội dung của chương này bao gồm các phần sau: 1) Đặc điểm của mẫu khảo sát, 2) Kết quả thống kê mô tả, 3) Đánh giá thực trạng tiêu thụ thịt gà an toàn tại TP. HCM, 4) Phân tích kết quả hồi qui: phân tích và giải thích tác động của
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, 5) Kiểm định mô hình.