Nhận xét: Tính chất hoá học đặc trưng của phenol là do ảnh hưởng qua lại giữa vòng benzen
(C6H5) và nhóm OH
• Ảnh hưởng của vòng benzen tới nhóm OH: do nhóm C6H5 là nhóm hút electron ⇒
liên kết OH phân cực hơn ⇒
phenol có tính axit yếu thể hiện ở các phản ứng sau: 2C6H5OH + 2Na → 2 C6H5ONa + H2 ↑ C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O CO2 + C6H5ONa + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
• Ảnh hưởng của nhóm OH tới vòng benzen: do OH là nhóm đẩy electron mạnh ⇒ định hướng thế vào cả 3 vị trị o, m, p
Lời giải Chọn đáp án C
Chất hữu cơ trong đề bài có thể tác dụng với NaOH chỉ có thể thuộc loại axit hoặc este
- 4.2 2 8 1 2 + − = + = = ⇒ k π v
Axit no đơn chức mạch hở; este no đơn chức mạch hở - đồng phân axit: CH3CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH
- đồng phân este: HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2 CH3COOC2H5; C2H5COOCH3
→Chọn C
Nhận xét: tác dụng với NaOH là đặc trưng cho các hợp chất sau:
• Dẫn xuất halogen; tuỳ vào điều kiện của gốc hidrocacbon sẽ phản ứng với NaOH ở các điều kiện khác nhau
• Phenol
• Hợp chất có nhóm COOH như axit hữu cơ, amino axit
• Este
• Muối của amin hoặc amino axit có dạng RNH3+; HOOCRNH3+
• Peptit, protein
Câu 68: Dung dịch nào dưới đây không thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Na3PO4. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH.
Lời giải Chọn đáp án B
A. Na3PO4. Có thể theo SGK lớp 12
B. HCl. Không.Vì biến nước cứng tạm thời thành nước cứng vĩnh cửu