Trong các kim loại, Cs là kim loại mềm nhất.(Đúng) Nhận xét:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lí thuyết hóa học ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 69)

Nhận xét:

 Nhiệt độ nóng chảy do cấu trúc mạng tinh thể quyết định, cấu trúc càng đặc khít thì nhiệt độ nóng chảy càng cao. Đối với nhóm IIA thì cấu trúc mạng khác nhau do đó không có qui luật về nhiệt độ nóng chảy, nhóm IA thì đều kết tinh ở dạng lập phương tâm khối do đó nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Li đến Cs

 Nhóm IA tất cả các kim loại đều phản ứng với H2O ở điều kiện thường; nhóm IIA thì trừ Be và Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường, còn lại đều phản ứng với H2O ở điều kiện thường. Các nhóm khác sẽ phản ứng với H2O ở điều kiện đặc biệt hoặc không phản ứng

 Dựa vào dãy điện hóa sau:

- theo chiều từ trái qua phải tính khử của hàng dưới giảm dần - theo chiều từ trái qua phải thì tính oxi hóa của hàng trên tăng dần

 Cs là kim loại mền nhất, Cr là kim loại cứng nhất

Câu 148: Dãy nào sau đây gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện: A. Ca, Cu, Fe, Au. B. Cu, Hg, Ag, Sn. C. Ag, Cu, Au, Al. D. Au, Cu, Sr, Fe.

Lời giải Đáp án B

Phương pháp thủy luyện chỉ dùng điều chế các KL trung bình và yếu

Nhận xét:

 Dãy điện hóa

 Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế kim loại sau Al trong dãy điện hóa

 Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại trước Al(IA, IIA) và Al, người ta thường dùng điện phân nóng chảy để điều chế kim loại nhóm IA, IIA và Al

Câu 149: Chất nào sau đây là thành phần chính của khí thiên nhiên:

A. CH4. B. N2. C. H2. D. C2H6.

Lời giải Đáp án A

Câu 150: Đặc tính nào sau đây chung cho phần lớn chất hữu cơ:

A. Ít tan trong benzen. B. Các phản ứng thường xảy ra rất nhanh.C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. D. Dễ bị phân hủy khi nung nóng. C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. D. Dễ bị phân hủy khi nung nóng.

Lời giải Đáp án D

Nhận xét: Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

 Về thành phần cấu tạo: hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon. Các nguyên tử cacbon thường liên kết với nhau đồng thời liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác như H, O, N, S, P, halogen,…Liên kết hóa học ở hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị

 Về tính chất vật lí: các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dẽ bay hơi) và thường không tan hoặc ít tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ

 Về tính chất hóa học: đa số hợp chất hữu cơ khi đốt bị cháy, chúng kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy bởi nhiệt. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định, thường cần đun nóng hoặc cần có xúc tác.

Câu 151: Cho các cấu hình electron sau:

1. 1s22s22p2. 2. 1s22s22p63s13p2. 3. 1s22s22p63s13p23d1. 4. 1s22s22p63s13p33d4. 5. 1s22s12p4. 6. 1s22s22p63s23p43d1. Số cấu hình electron không phù hợp với cấu hình của một nguyên tử là:

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5

Lời giải Đáp án D

1. 1s22s22p2.(Cấu hình của Cacbon – Chuẩn)

4. 1s22s22p63s13p33d4. (Sai vì chưa có 3s2) 5. 1s22s12p4. (Sai vì chưa có 2s2) 6. 1s22s22p63s23p43d1. (Sai vì chưa có 3p6)

Nhận xét: cấu hình electron

• Phân lớp s có tối đa 2e; p có tối đa 6e; d có tối đa 10e

• Thứ tự mức năng lượng 1s2s2p3s3p4s3d

• Nguyên tắc điền e: điền tối đa e(nếu có) vào mức năng lượng thấp, nếu còn mới điền vào mức năng lượng cao

• Khi viết cấu hình e ta sắp xếp theo đúng thứ tự từ lớp nhỏ đến lớp lớn, lúc đó 3d(có e) trước 4s

• Đặc biệt

4 2 5 1 9 2 10 13 4d s →3 4 ;3 4d s d s →3d 4s 3 4d s →3 4 ;3 4d s d s →3d 4s

Câu 152: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm loãng.

B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lí thuyết hóa học ôn thi THPT Quốc Gia (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w