- Nhận xét: Để có thể tính toán chính xác nhu cầu thuốc, khoa Dược cần nắm rõ lượng thuốc sử dụng tai các khoa, tức là phải có một cơ chế cấ p phát
3.1.4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc năm
- Kinh phí mua một số nhóm thuốc của khoa Dược bệnh viện
Kinh phí 5 nhóm thuốc có tỷ lệ kinh phí mua thuốc lớn nhất trong bệnh viện thể hiện qua bảng 3.11
Bảng 3.11. Kinh phí 5 nhóm thuốc có tỷ trọng cao nhất
(Đơn vị: Triệu đồng)
TT Nhóm thuốc Giá trị Tỷ lệ %
01 Kháng sinh 5.209 30,2
02 Vitamin 2.267 13,1
03 Thuốc tiêu hóa 1.685 9,8
04 Tim mạch 1.542 8,9
05 Hạ sốt, giảm đau 1.238 7,2
06 Các nhóm thuốc khác 5.317 30,8
30.213.1 13.1 9.8 8.9 7.2 30.8
Kháng sinh Vitamin Thuốc tiêu hóa
Tim mạch Hạ sốt, giảm đau Thuốc khác
Hình 3.19. Biểu đồ 5 nhóm thuốc có tỷ trọng cao nhất
Từ bảng trên ta thấy kinh phí mua các nhóm : tim mạch, dịch truyền, vitamin , tiêu hóa chiếm tỷ lệ tiền mua các loại thuốc này cao là hợp lý , phù hợp với MHBT của bệnh viện. Tỷ lệ thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tiền mua thuốc. do nhóm thuốc này thường được sử dụng rộng rãi trong các chương bệnh từ các lại bệnh nhiễm khuẫn, trong các bệnh đường hô hấp và còn dùng trong điều trị dự phòng sau phẫu thuật, hơn nữa giá thành của mỗi đơn vị khá đắt nên nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ cao cũng là điều hợp lý. Bên cạnh đó việc nhóm thuốc kháng sinh và nhóm thuốc vitamin chiếm tỷ trọng cao có thể do xảy ra tình trạng lạm thuốc.
- Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất nước ngoài.
Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất nước ngoài thể hiện qua bảng 3.14
Bảng 3.12. Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất nước ngoài năm 2012
STT Cơ cấu thuốc Giá trị tiêu thụ
( triệu đồng )
Tỷ lệ ( % )
1 Thuốc sản xuất trong nước 10.841 62,8
2 Thuốc sản xuất nước ngoài 6.422 37,2
Tổng cộng 17.263 100,0
Giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 62,8% là khá cao so với mặt bằng chung, như vậy là bệnh viện đã chú trọng đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước theo đúng chính sách quốc gia về thuốc.
Giám sát sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác cung ứng thuốc. Đảm bảo cho bệnh nhân được đúng thuốc, đủ thuốc, thuốc có chất lượng
đảm bảo là mục tiêu của giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện.
3.1.4.2. Giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện:được mô tả theo quy trình như
Bác sỹ kê đơn Y tá phát phiếu lĩnh thuốc Dược sỹ khoa dược Cấp thuốc BN nội trú Khoa dược KHTH Bệnh nhân BA ra viện Duyệt, giám sát Căn cứ vào: Duyệt Tổng kết sử dụng - DMT đã xây dựng - Đối tượng, Bệnh nhân
Hình 3.20: Quy trình giám sát thực hiện danh mục thuốc
Khoa Dược phối hợp với các phòng KHTH, phòng TCKT, cơ quan BHYT giám sát việc thực hiện danh mục thuốc. với các nội dung sau
- Khoa Dược: Khi đưa thuốc vào bệnh viện, khoa Dược có trách nhiệm giám sát thuốc theo đúng danh mục.
- KHTH: giám sát đơn thuốc, qua đó giám sát được việc thực hiện kê những thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện.
- Phối hợp với cơ quan BHYT: giám sát danh mục để kiểm tra dùng thuốc nằm trong phạm vi thanh toán BHYT.
Nhận xét: Danh mục thuốc được sử dụng tại BVĐKNL được quản lý, giám sát bởi 4 bộ phận: khoa Dược, phòng KHTH, phòng TCKT và BHYT. Nhờ vậy DMT ngày càng phù hợp với MHBT hơn, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
Hàng tháng dược sĩ lâm sàng của phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp và phòng điều dưỡng tổ chức kiểm tra các khoa lâm sàng ( trung bình 4/ tháng ). Dược sỹ khoa Dược kiểm tra việc thực hiện Quy chế dược, Quy chế kê đơn hướng dẫn sử dụng thuốc thông qua bệnh án, đơn thuốc, sổ y lệnh và thông báo thuốc hàng ngày cho bệnh nhân. Cùng với đoàn kiểm tra đánh giá công tác dược, việc tuân thủ DMTBV, công tác hợp lí an toàn thuốc tại các khoa lâm sàng. Kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và quá trình dùng thuốc, hoạt động bình bệnh án.
Bảng 3.13: Nội dung giám sát kê đơn thuốc, sử dụng thuốc cho bệnh nhân:
Nội dung Yêu cầu
Bệnh án - Ghi đầy đủ các mục
- Thuốc kê phải phù hợp chẩn đoán, có trong DMTBV…
- Ghi đúng danh pháp, hàm lượng, đường dùng…
- Các thuốc đặc biệt phải đánh số, theo dõi ngày dùng Tủ thuốc - Đúng chế độ bảo quản
- Theo dõi hạn sử dụng
- Đủ số lượng theo bảng danh mục ghi ở tủ
Kê đơn ngoại trú
- Đúng quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
- Đơn phải đảm bảo hiệu quả, an toàn, hợp lý Sử dụng - Tuân thủ y lệnh
- Phiếu lĩnh thuốc, biên bản hội chẫn dùng thuốc… phải
đúng thực tế bệnh nhân sử dụng
- Theo dõi sụ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
- Theo dõi, xử lý và báo cáo ADR
Theo dõi ADR thông qua :
- Mẫu báo cáo ADR ở các khoa lâm sàng.
Tổ thông tin thuốc của bệnh viện, thiết lập mối quan hệ giữa dược sĩ - bác sĩ - bệnh nhân qua đó báo cáo kịp thời khi xảy ra sai sót hay tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc
Dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện duyệt đơn thuốc của bác sĩđể đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Ngoài ra, DSLS hướng dẫn y tá điều dưỡng cách dùng thuốc và theo dõi hiệu quả dùng thuốc.
- Hướng dẫn cho bệnh nhân ngoại trú. - Hướng dẫn sử dụng thuốc cho cộng đồng.
Kế hoạc kiểm tra công tác dược:
- Kiểm tra vào thứ 5 hàng tuần
- Hàng quý ( cùng với đoàn kiểm tra bệnh viện). - Đột xuất : Khi nhận thấy có những bất thường.
Hàng tháng có báo cáo tình hình cung ứng cấp phát thuốc, hoạt động DSL, tình hình kiểm tra đơn thuốc BHYT của khoa Dược bệnh viện; và báo cáo ADR, tình hình kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra bệnh án của phòng KHTH.
Tóm lai: Nhìn chung, việc thực hiện kê đơn của BVĐKNL được giám sát khá chặt chẽ bởi HĐT&ĐT. Đầu tiên đơn thuốc được kiểm tra trong quá trình phê duyệt thuốc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, sau đó được kiểm tra lại hàng tuần để tránh sai sót trong những lần kê đơn sau, tuy nhiên thực tế công việc kiểm tra hàng tuần không được thực hiện thường xuyên. Hoạt động bình bệnh án được thực hiện mỗi tháng một lần vẫn là quá ít, để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý cần thường xuyên hơn nữa trong việc bình bệnh án.
3.2. Phân tích hoạt động thông tin thuốc tại BVĐKNL năm 2012 và đề xuất một số chiến lược phát triển đơn vị thông tin thuốc tại BVĐKNL giai đoạn