Phân tích hoạt động mua sắm thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện nghi lộc nghệ an 2012 (Trang 47)

- Pha chế các thuố c dùng

3.1.2Phân tích hoạt động mua sắm thuốc

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2Phân tích hoạt động mua sắm thuốc

3.1.2.1. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện ĐK huyện Nghi Lộc - Nghệ An.

Số lượng bệnh nhân đến tham gia KCB tại bệnh viện ĐK huyện Nghi Lộc - Nghệ An trong các năm vừa qua thể hiện theo bảng 3.3

Bng 3.5 : Tình hình BN đến khám và điu tr năm 2012

Chỉ số hoạt động Số lượng Tỷ lệ %

Bệnh nhân có BHYT 90.582 90,6

Bệnh nhân không có BHYT 9.397 6,6

Tng s 99.981 100,0

Bệnh nhân điều trị nội trú 15.158 15,2 Bệnh nhân điều trị ngoại trú 84.823 84,8 ( Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện năm 2012)

90.6%9.4 % 9.4 %

BN có thẻ BHYT BN không có thẻ BHYT

Hình 3.10: Biu đồ tình hình bnh nhân khám và điu tr năm 2012

Kết quả cho thấy: Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là bệnh nhân có tham gia BHYT (90,6%) phản ánh đúng điểm đặc trưng của một bệnh viên tuyến huyên, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân . Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho quá trình cung ứng thuốc cho bệnh viện. Tuy nhiên do bệnh nhân phải thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh, nên việc lựa chọn danh mục thuốc sử dụng cần phải cân nhắc để phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân.

Với đặc điểm bệnh nhân như vậy thì cũng đòi hỏi quá trình cung ứng thuốc của bệnh viện hải bám sát với danh mục thuốc chủ yếu bệnh viện do BYT ban hành.

3.1.2.2. Kinh phí mua thuốc

Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguồn kinh phí mua thuốc của BVĐKHNL bao gồm các nguồn và có cơ cấu như sau:

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp.

- Nguồn BHYT: Bảo đảm thuốc cho các đối tượng tham gia BHYT.

- Nguồn thu viện phí: Thu từ đối tượng bệnh nhân điều trị tự nguyện và bệnh nhân phải nộp một phần viện phí theo qui định của BHYT.

Các nguồn kinh phí được trình bày tại bảng 3.7

Bng 3.6: Các ngun kinh phí ca BVĐKNL năm 2012

(Đơn vị tính triệu đồng VNĐ)

STT Nội dung Số tiền Tỷ lệ %

1 - Ngân sách nhà nước cấp 9.936 21,8

2 - Các nguồn thu từ viện phí và khác 6.994 15,5

3 - Nguồn thu từ BHYT 28,598 62,8

Tng kinh phí 45.528 100,0

21.8215.36 15.36 62.81 Ngân sách nhà nước cấp Các nguồn thu từ viện phí,… Nguồn thu từ bảo hiểm y tế Hình 3.11: Biu đồ ngun thu năm 2012

Bng 3.7: Kinh phí mua thuc so vi tng chi năm 2012

(Đơn vị tính triệu đồng)

Tổng chi Kinh phí mua thuốc

Số lượng Số lượng Tỷ lệ ( %) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26876 17263 17263 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Triệu đồng Tổng kinh phí Kinh phí mua thuốc

Hình 3.12 Biu đồ tng kinh phí và kinh phí mua thuc năm 2012

Kết quả cho thấy: Cũng giống như nhiều bệnh viện khác trong cả nước, nguồn kinh phí của BVĐKHNL chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và thu từ BHYT (trên 80%). Tỷ lệ chi kinh phí cho mua thuốc đạt 49,7% nằm trong mức chi kinh phí trung bình của các bệnh viện trong cả nước (trong cả nước trung bình từ 30-60% ).Với nguồn kinh phí như vậy sẽ là một yếu tố thuận lợi cho bệnh viện trong hoạt động cung ứng thuốc.

Nguồn thu của bệnh viện chủ yếu từ khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế ( chiếm hơn 90% ), thu 1 phần viện phí của bệnh nhân không có thẻ BHYT.

3.1.2.3. Chu trình mua thuốc

Thực hiện thông tư 20/2005/TTLB-BYT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2005, bắt đầu từ năm 2006 Sở Y tế Nghệ An bắt đầu tổ chức hình thức đấu thầu tập trung và dựa trên nhu cầu các bệnh viện trong tỉnh Nghệ An đưa lên. Sở y tế

thường tổ chức đấu thầu mỗi năm một hoặc 6 tháng một lần.

Trước khi tiến hành đấu thầu, các bệnh viện tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc trong theo số liệu thuốc xuất kho thống kê năm trước, đồng thời dự đoán những thay đổi nhu cầu sử dụng thuốc trong năm tới để xác định nhu cầu thuốc gửi cho Sở Y tế Nghệ an. Hình thức này có đặc điểm là không hạn chế số lượng

nhà thầu tham dự, trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho nhà thầu khác nên tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu. Thuốc trúng thầu là thuốc có chi phí thấp tính theo cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính. Sau khi có kết quả trúng thầu của Sở y tế, bệnh viện sẽ lựa chọn được thuốc có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, cung ứng uy tính nhất, từ đó lựa chọn nhà cung ứng. Sau

đó bệnh viện sẽ ký hợp đồng với các bên cung ứng và mua theo số lượng phù hợp và giá ổn định trong toàn bộ thời gian thầu.

Hin nay quy trình la chn nhà cung ng BVĐKNL theo quy trình

Sở Y tế

. Kết quả trúng thầu

Tổng hợp nhu cầu thuốc từ nhu cầu thực tế của đơn vị Chuyển kết quả thầu về các đơn vị NHÀ CUNG ỨNG DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG 6. Bệnh viện họp HĐT & ĐT Hình 3.13: Quy trình la chn nhà cung ng

Từ năm 2006 đến nay Sở Y tế Nghệ an luôn tổ chức đấu thầu tập trung cung ứng thuốc chung cho các bệnh viện công lập và ngoài công lập trực thuốc Sở Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. nên trong đề tài này chúng tôi không đi sâu

đề cập đến vấn đề này. Các bệnh viện chỉ áp dụng kết quả đấu thầu do Sở Y tế

công bố (phương thức áp dụng kết quả thầu ).

Sau khi có kết quả đấu thầu của Sở Y tế, khoa Dược bệnh viện là đầu mối tổ chức tổng hợp kết quả đấu thầu, trình HĐT &ĐT tiến hành lựa chọn các mặt hàng trúng thầu phù hợp với đơn vị : dựa trên cơ sở DMT, dự trù ban đầu, khả

năng về kinh phí để lựa chọn nhà cung ứng.

Sau khi đã lựa chọn các mặt hàng bệnh viện tiến hành ký hợp đồng nguyên tắc với các công ty có mặt hàng trúng thầu mà bệnh viện có nhu cầu sủ

dụng để cung ứng cho bệnh viện.

Ngoài hình thức mua hàng ở trên, trong một vài trường hợp đặc biệt ( thiên tai, dịch bệnh, hoặc khi có nhu cầu sử dụng một vài loại thuốc mà không có trong kêt quả trúng thầu thì bệnh viện sẽ tiến hành hình thức chào hàng cạnh tranh, thường là đối với các loại thuốc thông dụng, sẵn có trên thị trường và mua với số lượng nhỏ. Nhà thầu trực tiếp gửi báo giá đến cho nhà thầu, không phải qua các thủ tục chuẩn bị hồ sơ dự thầu phức tạp.

Nguồn mua thuốc tại bệnh viện chủ yếu từ các công ty cổ phần, công ty TNHH. Số lượng công ty trúng thầu trên địa bàn có xu hướng tăng lên ( từ 43 công ty năm 2011 lên 58 công ty năm 2012 [22][23] cho thấy sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thuốc. Bệnh viện mua thuốc ở 21 công ty dược phẩm khác nhau, trong đó có 5 công ty cung ứng chiếm tỷ lệ cao thể hiện qua bảng 3.8 .

Bng 3.8 : Các công ty cung ng thuc chiếm t l cao năm 2012

( ĐVT: Triệu đồng )

TT Tên công ty cung ứng Trị giá Tỷ lệ %

1 Công ty CP Dược VTYT Nghệ An 4.301.845 24,9

2 Công ty CP Pymepharco 2.183.450 12,6

3 Công ty CP Sao Việt 1.655.314 9,6

4 Công ty TNHH 1TV DP TƯ II 1.337.466 7,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Công ty TNHH Nam Vinh 1.288.195 7,5

6 Các công ty khác 6.560.114 38,0

Tng cng 17.263.530 100,0

Đa phần thuốc được mua tại Công ty CP Dược VTYT Nghệ An, Công ty CP Pymepharco, Công ty TNHH Nam Vinh, Công ty CP Sao Việt, Công ty TNHH 1TV DP TƯ II . Các công ty này thường xuyên cung ứng thuốc cho bệnh viện với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đã tạo được uy tín với bệnh viện.Với nguồn mua thuốc phong phú và đảm bảo chất lượng, bệnh viện luôn cung ứng đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh với giá cả hợp lý.

3.1.2.4. Dự trù, giao nhận thuốc

Dự trù và nhận thuốc diễn ra tại khoa Dược. Khoa Dược căn cứ vào DMTBV đã được phê duyệt, tình hình sử dụng thuốc hàng tháng để lập dự

trù mua thuốc trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Sau đó bản dự trù gủi

đến các công ty dược trúng thầu tiến hành cung ứng thuốc tại kho dược bệnh viện. Tất cả các thuốc nhập vào bệnh viện phải kiểm nhập, kiểm tra chất lượng. Bệnh viện thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: Giám đốc bệnh viện, trưởng khoa Dược, trưởng phòng TCKT, kế toán Dược, người đi mua thuốc và thủ kho. Hội đồng kiểm nhập sẽ tiến hành đối chiếu hóa đơn, phiếu báo với số lượng thực tế về hãng sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.

Để cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và có chất lượng sau khi hoàn thiện DMTBV theo kết quả trúng thầu mà bệnh viện đã lựa chọn. Bệnh viện và công ty cung ứng thuốc nên có kí kết hợp đồng thương thảo để hai bên có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của các bên liên quan. Đối với các công ty dược phải đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng, tránh sự gián đoạn khi bệnh viện có dự trù hàng. Thuốc phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, công tác vận chuyển, bảo quản, giá cả đến tận kho dược theo quy định của đấu thầu thuốc. Đối với bệnh viện nên có kế hoạch dự trù và lập dự trù theo quy định 1 tháng 1 lần. Trong trường hợp thiếu thuốc thì phải làm dự trù bổ sung. Công tác kiểm nhập thuốc tốt sẽ giúp cho việc quản lí thuốc có hiệu quả ngay từ khi thuốc vào kho dược một cách khách quan và khoa học. Sau khi nhập kho, thủ kho cần vào thẻ kho để quản lí, bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc.

- Nhn xét :Để có thể tính toán chính xác nhu cầu thuốc, khoa Dược cần nắm rõ lượng thuốc sử dụng tai các khoa, tức là phải có một cơ chế cấp phát

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện nghi lộc nghệ an 2012 (Trang 47)