0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

HỆ THỐNG KHO

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI LỘC NGHỆ AN 2012 (Trang 56 -56 )

- Nhận xét: Để có thể tính toán chính xác nhu cầu thuốc, khoa Dược cần nắm rõ lượng thuốc sử dụng tai các khoa, tức là phải có một cơ chế cấ p phát

HỆ THỐNG KHO

HỆ THỐNG KHO

Kho Đông y Kho VTTH,

Hóa chất Kho chính (thuốc thành phẩm)

Kho lẻ ngoai trú Kho lẻ nội trú Kho chống dịch

Hình 3.6: Sơđồ h thng kho Dược BVĐKNL

Từ kho chính thuốc sẽ được chuyển xuống các kho lẻ. Kho lẻ nội trú chứa những thuốc cấp phát cho bệnh nhân nội trú, kho lẻ ngoại trú cấp phát cho các

đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Kho chống dịch: chứa những thuốc để đề phòng khi có dịch bệnh. Thủ kho của kho chính là DSĐH. Các kho lẻ có thủ kho là DSTH.

* Cơ s vt cht: Với một bệnh viện tuyến huyện, có số gường bệnh thấp, cơ sổ vật chất còn khó khăn, nhưng kho được xây dựng chắc chắn, kiên cố và

đảm bảo được 5 chống.

* Trang thiết b và công ngh thông tin: Trang thiết bị là công cụ không thể thiếu của quá trình cung ứng thuốc của bệnh viện. Kết quả khảo sát trang thiết bị của khoa dược BVĐKHNL được trình bày trong bảng 3.9

Bng 3.9: S lượng các trang thiết b bo qun thuc ca bnh vin

STT Tên trang thiết bị Số lượng

1 Nhiệt kế 12 cái

2 Ẩm kế 12 cái

3 Máy hút ẩm 04 chiếc

4 Điều hòa 04 chiếc

5 Quạt trần 01 cái

6 Quạt thông gió 04 cái

7 Tủ lạnh 2 cái 8 Giá st sơn chng g 30 cái 9 T nhôm kính 4 ngăn 05 cái 10 Bàn ra l thuc 04 cái 11 Máy vi tính 07 b 12 Máy in 04 cái 13 Phn mm qun lý thuc 01 14 Bình cứu hỏa 04 cái 3.1.3.2. Bảo quản thuốc

Phân loại, Sắp xếp

Theo dõi điều kiện bảo quản, chất lượng thuốc

Vào sổ kho, phần mềm QL thuốc Thuốc nhập kho

Hình 3.15: Sơ đồ bo qun thuc ti BVĐKHNL

Trong quá trình bảo quản, chất lượng thuốc cố thể bị giảm chất lượng đặc biệt với các thuốc có nguồn gốc là các sinh phẩm: thuốc kháng sinh, các thuốc có bản chất enzyme (chymotrypsine, alpha chymotrypsine, vắc xin,…),… Do đó các thuốc trong kho cần phải được bảo quản đúng theo các điều kiện ghi trên nhãn thuốc.

 Nhập kho, vào sổ kho và phần mềm quản lý thuốc: ngay sau khi lập biên bản kiểm nhập thuốc được nhập kho và cập nhật ngay vào sổ kho và phần mềm quản lý thuốc. Nội dung ghi trong sổ kho theo đúng biểu mẫu của BYT, để tiện quản lý tránh nhầm lẫn hiện nay hệ thống sổ kho của bệnh viện được qui định phân loại thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài,… Riêng thuốc gây nghiện hướng tâm thần và tiền chất được ghi chép vào sổ riêng theo đúng qui chế quản lý thuốc.

 Phân loại, sắp xếp: Các thuốc ở trong kho thuốc của BVĐKHNL đều được

để trên các giá, kệ hay tủ (riêng với thuốc gây nghiện hướng tâm thần và tiền chất để trong tủ riêng có khóa chắc chắn). Để giảm tối đa nhầm lẫn và thuận tiện bảo quản bệnh viện quy định các thuốc phải được sắp xếp phân loại theo cấu

trúc hóa học và tác dụng dược lý của thuốc. Các thuốc kê đơn, không kê đơn

được sắp xếp ở các khu riêng biệt (đặc biệt là nhà thuốc bệnh viện).

 Theo dõi điều kiện bảo quản chất lượng thuốc: theo các hồ sơ tài liệu và các báo cáo lưu tại khoa dược, kho thuốc luôn theo dõi điều kiện bảo quản và chất lượng thuốc hết sức chặt chẽ, nghiêm túc. Theo qui định của bệnh viện nhiệt độ và độ ẩm theo dõi hàng ngày (2 lần/ngày); chất lượng thuốc định kỳ

1lần/ tháng. Kết quả nghiên cứu theo dõi điều kiện bảo quản và chất lượng thuốc trong kho được trình bày trong bảng 3.10.

Bng 3.10: Hot động bo qun thuc ti kho

TT Ni dung Kết qu

Có theo dõi (ngày) 355

1 Nhiệt độ

Không theo dõi (ngày) 0

Có theo dõi (ngày) 355

2 Độẩm

Không theo dõi (ngày) 0

3 S ln kim tra cht lượng thuc (ln) 12 Số thuốc nghi ngờ chất lượng gửi đi kiểm

nghiệm (lượt) 6

4.1. Số mẫu đạt (lượt) 6

4.2. Số mẫu không đạt (lượt) 0

4

Tổng (4.1 + 4.2) 6

Kết qu cho thy: tại kho chính của bệnh viện công tác bảo quản thuốc được thực hiện thường xuyên. Qua kiểm tra chất lượng thuốc tại kho thuốc, thuốc luông đạt chất lượng.

Tất cả các kho thuốc đều thực hiện tốt năm chống: nhầm lẫn, quá hạn, trộm cắp, thảm hoạ (cháy, nổ, ngập lụt,...). Riêng trong công tác phòng chống cháy nổ (PCCN), năm 2012 bệnh viện đã được tài trợ của Dự án Bắc Trung Bộ

trang bị hệ thống báo cháy cho toàn bệnh viện. Đồng thời bệnh viện đã mời Phòng công an phòng cháy chữa cháy của huyện Nghi Lộc vào huấn luyện kết quả tất cả các nhân viên của khoa dược đã được cấp giấy chứng nhận về PCCN. Như vậy, mặc dù trang thiết bị còn thiếu nhưng bệnh viện mà trực tiếp là khoa dược đã thực hiện tốt công tác bảo quản thuốc trong kho. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi thì đến nay bệnh viện vẫn chưa xây dựng được thành văn bản về quy trình thao tác chuẩn trong công tác bảo quản thuốc theo GSP,

đồng thời trong việc giám sát chất lượng thuốc tại kho mới chỉ dừng lại ở kiểm soát bằng hình thức cảm quan, chưa thường xuyên lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra chất lượng.

Nhn xét: Bệnh viện có 1 hệ thống phù hợp. Thủ kho của kho chính là DSĐH, Các thủ kho đều là DSTH. Hệ thống trang thiết bị khá đầy đủ cho việc bảo quản thuốc. Bệnh viện đã trang bị thêm phần mềm quản lý cho toàn bộ bệnh viện để việc xuất nhập thuốc và quản lý được tốt hơn. Tuy nhiên các kho hiện tại đang được bố trí còn không được thuận tiện cho việc thực hiện quy trình nghiệp vụ kho. Các kho cấp nằm không tập trung gây nhiều khó khăn cho công tác xuất, nhập, vận chuyển, bảo quản. Chưa tổ chức thành kho thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất nhưng có đầy đủ tủ có khóa chắc chắn đủ điều kiện

để bảo quản thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất theo qui định của BYT. Bệnh viện cần đầu tư kinh phí để xây dựng lại hệ thống kho để cho việc nhập – xuất, tồn trữ, vận chuyển bảo quản tđược tốt hơn. Phấn đấu hệ thống kho

đạt tiêu chuẩn “ GSP”.

Hot động qun lý kho

Trước khi thuốc nhập vào kho, Hội đồng kiểm nhập có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và tiếp nhận thuốc - hóa chất vào kho theo đúng quy định. Phải kiểm tra lô sản xuất, hạn dùng, phiếu kiệm nghiệm của thuốc - hóa chất, đảm

bảo thuốc – hóa chất nhập kho đúng chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng. Hội đồng kiểm nhập thuốc do một Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách.

Thuc trong kho được sp xếp như sau:

- Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: nhóm thuốc gây tê -mê, nhóm thuốc chống dịứng, chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch,…

- Sắp xếp theo dạng bào chế: thuốc viên, thuốc tiêm.

- Sắp xếp theo đường dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài. - Thuốc trong kho được sắp xếp theo thứ tự A, B, C.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được cất giữ trong tủ sắt có hai lớp cửa, có ngăn riêng cho từng loại thuốc, có danh mục thuốc trong tủ. Tại các kho có bảng theo dõi hạn dùng của thuốc đảm bảo tránh tồn kho tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và cấp phát.

Nhn xét: Khoa Dược thực hiện nghiệp vụ kho một cách nghiêm túc và rất khoa học do đó hiệu suất công việc cao. Các quy trình quản lý hóa đơn xuất, nhập khẩu rất chăt chẽ, chi tiết. Thuốc trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc FEFO nên thuốc được kiểm tra HSD một cách liên tục. Mặt khác, do nhu cầu sử

dụng thuốc không lớn và khoa Dược có kế hoạch chặt chẽ trong công tác xuất nhập thuốc nên thuốc được luân chuyển liên tục từ kho chính sang kho lẻ. Tại kho lẻ có các bảng theo dõi HSD của các thuốc nên ít có hiện tượng thuốc bị hết hạn. Thuốc trong hầu hết các kho được sắp xếp theo được sắp xếp theo tác dụng dược lý. Mỗi nhóm thuốc được sắp xếp theo thứ tự A, B,C. Tuy nhiên do diện tích kho còn hẹp nên việc sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý nhiều khi còn chồng chéo chưa thực sự rõ ràng, nhất là vào thời điểm đầu tháng khi lượng thuốc nhập về kho nhiều.

 Quản lý hàng tồn kho.

Công tác kiểm kê báo cáo hàng tồn kho:

Hệ thống kho có đầy đủ sổ sách, hóa đơn như quy chế: phiếu xuất nhập thuốc thường, sổ xuất nhập thuốc gây nghiện, hướng thần…. Công tác kiểm kê, báo cáo quyết toán tại tất cả các kho được thực hiện định kỳ 1 tháng 1 lần. Biên bản kiểm kê được làm thành 02 bộ, 1 bộ lưu tại khoa Dược,1 bộ lưu tại phòng

TCKT. Hội đồng kiểm kê gồm có sự tham gia của: Trưởng khoa Dược,phòng TCKT, thủ kho, thống kê.

Hàng tháng có báo cáo tồn kho trên cơ sở thống kế và tổng hợp số thuốc xuất - nhập - tồn - hư hỏng để tránh hư hao, mất thuốc xảy ra. Thủ kho đối chiếu số tồn kho với thống kê dược và làm báo cáo xuất kho cho phòng TCKT. Quá trình quản lý thuốc xuất, nhập, tồn kho được sử dụng bằng phần mềm máy tính. Ngoài ra còn tham gia báo cáo hoạt động công tác dược hàng quý , báo cáo sử

dụng thuốc gây nghiện- hướng thần, báo cáo tình hình sử dụng thuốc cho BHYT theo mẫu C20, báo cáo sử dụng thuốc 15 ngày theo mẫu 5D của thông tư

22/2011/TT-BYT…

Tình hình nhập- xuất - tồn kho : Để đánh giá mức độ dự trữ thuốc hợp lý của BVTN, chúng tôi tiên hành phân tích số liệu nhập – xuất – tồn kho thuốc trong 2 năm gần đây ( 2011 - 2012 )

Tình hình xuất, nhập, tồn kho thuốc được trình bày trong bảng 3.11

Bng 3.11: Giá tr tin thuc xut, nhp, tn kho năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhập 2012 Tồn 2011 Xuất 2012 Tồn 2012 Sử dụng bình quân /tháng

17.263 2.097 16.989 2.371 1.416

* Phân tích việc quản lý tồn trữ: Dự trữ thuốc hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong cung ứng thuốc và hạn chế những bất lợi do thị trường thuốc gây ra.. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, số lượng thuốc dự trữ trong kho phải

đảm bảo được nhu cầu sử dụng của bệnh viện từ 2-3 tháng .

Bng 3.12. Giá tr tin thuc d tr thuc ca BVĐKNL năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Tiền thuốc tồn kho (triệu đồng) Tiền thuốc bình quân sử dụng một tháng (triệu đồng) Thời gian sử dụng thuốc dự trữ (tháng) 2.371 1.416 1,7

2371 1416 1416 0 500 1000 1500 2000 2500 Triệu đồng

Tồn kho Tiền thuốc sử dụng bình quân 1 tháng

Hình 3.8: Biu đồ biu din giá tr thuc d tr và giá tr bình quân s dng thuc trong 1 tháng ca BVĐKNL năm 2012

Nhn xét: Ta có thể thấy: Lượng thuốc dự trữ đủ cho bệnh viện sử dụng từ 1,7 tháng như vậy là khá thấp với mức hướng dẫn của Bộ Y tế. Như vậy, để đảm cơ số sự trữ thuốc của bệnh viện thì trong những năm tiếp theo, khoa Dược cần chủ động tham mưu cho Giám đốc bệnh viện tăng cường hơn nữa trong công tác tồn trữ nhằm đảm bảo đầy đủ và kịp thời cung ứng thuốc phục vụ điều trị.

3.1.3.3. Hoạt động cấp phát thuốc

 Quy trình cấp phát thuốc

Sau khi thuốc được mua bằng hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh, thuốc được tồn trữ, bảo quản và cấp phát tại các kho thuốc trong khoa Dược. Mô hình cấp cấp phát thuốc bệnh viện được :

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI LỘC NGHỆ AN 2012 (Trang 56 -56 )

×