Từ khi giành được độc lập thống nhất đất nước (sau năm 1975), hoạt
động cung ứng thuốc bệnh viện ở nước ta có thể chia làm hai giai đoạn: giai
đoạn tập trung bao cấp và giai đoạn tự chủ theo nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hệ thống cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc bệnh viện nói riêng, thuốc được cung ứng theo kế
hoạch với giá bao cấp của Nhà nước. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân
được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý chất lượng thuốc. Đa số các mặt hàng thuốc là do BYT hoặc sở y tế các tỉnh mua và phân bổ cho các bệnh viện bằng hiện vật. Nói chung tình hình cung ứng thuốc giai đoạn này về cơ bản đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu trong phòng và chuẩn đoán và điều trị của người dân với mức chi phí tương đối thấp TTBQ mỗi năm chỉ là 0,3 USD. Tuy vậy, tình trạng khan hiếm thuốc đôi khi cũng xảy ra và là một vấn đềđáng quan tâm.
Đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Nước ta tiến hành cải tổ sâu, rộng nền kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp dần bị xóa bỏ thay thế
bằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành Dược Việt nam
đã từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân cả về số lượng và chất lượng, Thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng, chất lượng thuốc
ngày càng được cải thiện với nhiều chủng loại thuốc và có mẫu mã phong phú ngày càng nhiều.
Về cung ứng thuốc: thị trường dược phẩm không ngừng phát triển mạnh mẽ, từ khoảng 30 triệu USD năm 1989, chủ yếu nhờ vào nguồn viện trợ nguyên liệu dược và thành phẩm, đến năm 2009, lượng thuốc tiêu thụ tại Việt Nam lên
đến 1,4 tỷ USD, gấp hơn 40 lần, trong đó hơn 50% do công nghiệp dược trong nước sản xuất. Chủng loại thuốc phong phú với hơn 22 nghìn loại được cấp phép lưu hành trên thị trường từ hơn 1.500 hoạt chất làm thuốc. Đến năm 2012, tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng là 2,6 tỷ USD tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 5,26% so với năm 2011[15]. Theo đánh giá của các chuyên gia, thuốc ở
nước ta đã được cung cấp đủ cả về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng và
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây.
Về hệ thống phân phối thuốc: hệ thống phân phối thuốc cũng đã có sự
phát triển với đa dạng các thành phần tham gia, mạng lưới phân phối đã phát triển sâu rộng từ trung ương đến địa phương, từđồng bằng đến miền núi,... Theo các nghiên cứu gần đây thì hiện nay ta đã xây dựng được hệ thống phân phối thuốc khá hoàn chỉnh so với khuyến cáo của WHO.
Với đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên, nhân dân ngày càng quan tâm chăm lo đến sức khỏe. Theo các thống kê ngần đây, mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người ở nước ta đã tăng lên rõ rệt qua từng năm: Năm 2004 là 8,6 USD; Năm 2005 là 9,85 USD; Năm 2006 là 11,23 USD; Năm 2007 là 13,4 USD; Năm 2008 là 16,45 USD; Năm 2009 là 19,77 USD; Năm 2010 là 22,25 USD Năm 2010 là 22,25 USD; năm 2011 là 27,6 USD; năm 2012 là 29,5 USD.[13][14][15]
Tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng tại các bệnh viện chiếm gần 60% giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện. Thuốc sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, giá thấp hơn so với thuốc nhập ngoại nên giảm chi phí
KCB và kết quả này phù hợp với thị phần thuốc sản xuất trong nước tại thị
trường Việt Nam theo giá trị tiền thuốc.
Bảng 1.1. Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại bệnh viện [15]
Tỷ trọng theo giá trị tiền thuốc Năm 2010 Năm 2011
Thuốc sản xuất tại Việt Nam (%) 60,4 61,5
Thuốc nhập khẩu (%) 49,6 38,5
1.2.2.Tình hình cung ứng thuốc bệnh viện ở Việt nam:
Trong những năm ngần đây với sự phong phú của thị trường thuốc trong nước nên tình hình cung ứng thuốc bệnh viện cũng ngày càng hoàn thiện và đi vào nề nếp.
Thực hiện tốt chỉ đạo của BYT đến nay hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện ở nước ta đã có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu. Theo tổng kết của BYT đến nay 100% các bệnh viện trong cả nước đã thành lập hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện đã tăng cường triển khai các hoạt động liên quan đến việc quản lý thuốc trong bệnh viện, nhất là việc giám sát cung ứng thuốc, giám sát sử dụng thuốc thông qua việc thực hiện Quy chế kế đơn và bán thuốc theo đơn, bình bệnh án sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Công tác mua thuốc đã liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đến năm 2012, 100% các bệnh viện tuyến trung
ương đã thực hiện mua thuốc qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thì đã cơ bản thực hiện mua thuốc qua hình thức
đấu thầu hoặc áp kết quả thầu của các bệnh viện trong khu vực, nhiều tỉnh thành trong cả nước tiến hành tổ chức đấu thầu chung cho toàn tỉnh (tỉnh Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, ...). Theo qui định của BYT các bệnh viện trong cả nước phải triển khai thành lập các đơn vị thông tin thuốc, thực hiện công tác dược lâm sàng,... Đến nay đã có nhiều bệnh viện thành lập các đơn vị này và đi vào hoạt
bệnh viện tuyến trung ương đã thành lập các đơn vị thông tin thuốc. Để hạn chế
tình trạng lạm tình trạng lạm dụng thuốc nhiều bệnh viện đã tiến hành bình đơn thuốc định kỳ: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương,...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay tình hình cung ứng thuốc trong nước vẫn còn tồn tại nhiều bất cập:
1.2.2.1. Hoạt động mua thuốc:
Mặc dù các bệnh viện mua thuốc hiện nay thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi hay áp dụng kết quả thầu hay SYT tổ chức đấu thầu tập trung. Nhưng với cùng một chủng loại thuốc, cùng nhà sản xuất,... giá thuốc trúng thầu lại có sự khác nhau giữa các bệnh viện ở các khu vực khác nhau hay thậm chí là ngay cả cùng một khu vực, thực trạng này xảy ra ngay cả với các thuốc sản xuất trong nước: thuốc Aubactam 1g/200mg, trúng thầu vào BV Từ Dũ 24.500 đồng/lọ
nhưng vào BV Chấn thương chỉnh hình là 32.000 đồng/lọ; thuốc Bernodan (Indonesia) trúng thầu vào BV An Bình 15.000 đồng/ống, trong khi vào BV quận Thủ Đức 22.000 đồng/ống; Thuốc Sinraci 500mg (Hàn Quốc) trúng thầu vào BV Trưng Vương giá 240.000 đồng/lọ nhưng BV quận Thủ Đức 275.000
đồng/lọ[41].
1.2.2.2. Hoạt động sử dụng thuốc .
Do tác động của cơ chế thị trường, do thông tin quảng cáo thuốc,... tình trạng sử dụng thuốc ở các bệnh viện đang tồn tại nhiều vấn đềđáng lo ngại: quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh,... Một khảo sát được thực hiện tại một số BV tuyến Trung ương đã cho thấy có trên 50% số đơn thuốc được bác sĩ kê từ 6-10 loại thuốc, 10% kê 11-15 loại và gần 2% kê từ 16-20 loại, cá biệt có đơn kê trên 20 loại. Kháng sinh được sử dụng ở rất nhiều đơn thuốc
trong khi theo đánh giá của Hội đồng Thuốc và Điều trị (Bộ Y tế), có một nửa số thuốc kháng sinh trong những đơn này là không cần thiết. Thậm chí có những đơn còn kê thuốc không tương ứng với tình trạng bệnh được chẩn đoán.