Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 87)

Tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng và xử lý vi phạm về ấn chỉ, hóa đơn cho mọi đối tượng; tìm ra quy chế phù hợp để tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận.

Người nộp thuế GTGT là những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nhưng họ chỉ là người nộp hộ số thuế mà người tiêu dùng đã nộp thông qua giá cả. Vì vậy, việc có quản lý và thu đủ số thuế GTGT hay không liên quan đến ý thức đòi hỏi hoá đơn hợp pháp của người mua hàng. Nếu người mua hàng không lấy hóa đơn hoặc không quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn thì sẽ không thể kiểm soát được người bán hàng gian lận trong việc sử dụng hoá đơn, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Trong thành phố, việc dùng hóa đơn, chứng từ của người dân là rất hạn chế, cần tuyên truyền, góp ý mạnh vào vấn đề này, tạo thói quen lấy hóa đơn cho người dân.

Hơn thế nữa, tình hình sai sót trong ấn chỉ, hóa đơn thường nhiều, cán bộ thuế cần hướng dẫn cụ thể các thông tin trên hóa đơn, các vi phạm xảy ra sẽ xử phạt ra sao,… ngay khi doanh nghiệp mua hóa đơn, ấn chỉ tại Chi cục Thuế hay cả khi duyệt mẫu hóa đơn tự in của doanh nghiệp.

Khi cho doanh nghiệp tiến hành tự in ấn hóa đơn Chi cục nên cho tham khảo cùng mẫu để tiện cho việc kiểm tra, xử lý sau này.

Có nhiều trường hợp vi phạm, có tình gian lận khi ghi các thông tin trên hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng phải được xử lý thật nghiêm và cho những đối tượng khác được biết để tăng tính răn đe.

Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế

Bổ sung kịp thời quy định về cấp mã số thuế đối với doanh nghiệp. Theo đó: Khi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, cơ quan thuế phải tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch đầu tư) - Cơ quan cấp đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp (Cơ quan Công an) - Cơ quan Thuế nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác các doanh nghiệp mới thành lập.

Triển khai kết nối mạng thông tin kết nối giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập doanh nghiệp mới, các biến động của doanh nghiệp đang hoạt động như chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh... một cách nhanh chóng, chính xác.

Chi cục Thuế cần đẩy mạnh kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Tập trung rà soát việc kê khai của các tổ chức, cá nhân, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; theo dõi chặt chẽ việc kê khai thuế của các doanh nghiệp có số thu lớn, yêu cầu kê khai sát số phát sinh. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cần thiết phải liên tục cập nhật, ghi chép biến động của doanh nghiệp, giám sát hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, kịp thời nhắc nhở, thông báo giải trình, xử lý nếu doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế, quản lý một cách chặt chẽ thì sẽ giúp tăng tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp. Mặt khác, cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình doanh nghiệp cho Cục thuế, làm cơ sở dữ liệu đánh giá rủi ro của các doanh nghiệp một cách đáng tin cậy hơn.

Nâng cao năng lực đội đội ngũ cán bộ thuế và công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Chi cục Thuế cần bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, công chức trong nội bộ Chi cục Thuế Pleiku, cũng như giữa các Chi cục Thuế với nhau, để lực lượng này tăng cả về lượng và chất nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ thuế cả về kiến thức và nghiệp vụ trong bối cảnh luật thuế có nhiều thay đổi để kịp thời nắm bắt và vận dụng Luật thuế trong quản lý và kiểm tra một cách hiệu quả. Giáo dục về đạo đức, chính trị cho cán bộ công chức nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong kiểm tra và phòng chống gian lận, xử lý nghiêm với những cán bộ có hành vi tiếp tay bao che cho hành vi gian lận của doanh nghiệp. Việc đào tạo, rèn luyện

phẩm chất và nghiệp vụ cho cán bộ trong Chi cục Thuế giúp nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Luân chuyển cán bộ giúp hạn chế tối đa tình trạng tiếp tay của cán bộ thuế cho các doanh nghiệp tại địa phương.

Cần tiếp tục thực hiện công tác rà soát, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác, gắn với việc hoàn thiện tổ chức quản lý thu thuế.

Đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu thuế nhằm đáp ứng yêu cầu 100% cán bộ thuộc các chức năng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp được đào tạo và đào tạo lại.

Tổ chức tốt công tác trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành và các doanh nghiệp

Một là, tăng cường sự phối hợp trong nội bộ cơ quan thuế và hệ thống thuế để trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến NNT, bao gồm các thông tin về kê khai thuế, mua và sử dụng hoá đơn, các thông tin liên quan đến giao dịch của NNT với các khách hàng khác thuộc phạm vị quản lý thu thuế của cơ quan thuế các cấp.

Hai là, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với các ngành chức năng để phục vụ công tác quản lý thuế.

Ba là, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Ngoài việc chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, Cục thuế nhất thiết phải tranh thủ sự lãnh đạo, phối hợp giúp đỡ của chính quyền các

cấp, các ban, ngành. Ngành thuế cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan như hải quan, công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương và hội đồng tư vấn thuế các cấp để tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thu nộp thuế. Vừa đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, chống các hiện tượng gian lận, trốn, tránh thuế, vừa tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện công bằng trong chính sách động viên của ngân sách Nhà nước.

Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện một số cơ chế quản lý thu đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương

Theo đó, Chi cục Thuế cần nghiên cứu xây dựng một số cơ chế quản lý thu đặc thù để góp phần quản lý thu thuế có hiệu quả đối với doanh nghiệp, cụ thể:

Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng một số định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở để so sánh, đối chiếu với số liệu tự kê khai, quyết toán, tự nộp thuế của các doanh nghiệp. Ví dụ: Quy định định mức tiêu hao xăng dầu áp dụng đối với cơ sở kinh doanh vận tải; định mức tiêu hao chi phí công cụ, dụng cụ, năng lượng của các khách sạn, nhà nghỉ. Xây dựng định mức đơn giá tiền lương, lợi nhuận cho từng ngành nghề qua khảo sát tình hình SXKD của một số loại hình doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w