Công tác quản lý nợ thuế GTGT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 63)

Theo quyết định số 1395/QD – TCT ngày 14/10/2011 về việc ban hành quy trình quản lý thu nợ thuế.

Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục Thuế Pleiku tiến hành xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: xác định số thuế nợ năm thực hiện, lập chỉ tiêu thu riêng thuế nợ năm kế hoạch, sau đó báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định cho Chi cục Trưởng và lập báo cáo lên Cục Thuế tỉnh Gia Lai. Sau khi được phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, Chi cục tiến hành triển khai thực hiện thu tiền thuế nợ bởi đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đội thực hiện quy trình và báo cáo lên cấp trên.

Căn cứ tình hình nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của Chi cục Thuế thành phố Pleiku, Đội QLN & CCNT lập chỉ tiêu kế hoạch dự kiến phân bổ cho cán bộ công chức

trong Đội với số liệu cụ thể như phải thu 100% nợ có khả năng thu, tiến hành kiểm tra các nhóm nợ khó thu, nhóm nợ chờ xử lý, nhằm làm giảm tỉ lệ nợ đọng tối đa, góp phần hoàn thành kế hoạch dự toán thu ngân sách. Từ đó:

Lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng & thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế còn nợ nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu phát sinh, phân bổ chỉ tiêu nợ đọng và thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế được áp dụng cho các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý thuế liên phường, chợ, Đội Nghiệp vụ - Dự toán, Đội thu phí & lệ phí trước bạ, Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học có trách nhiệm triển khai, phối hợp, thực hiện.

Căn cứ vào số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế từ Đội Kê khai kế toán thuế & Tin học chuyển cho các Đội Quản lý thuế tiến hành phân loại nợ thuế theo các tiêu thức sau:

- Nhóm nợ khó thu: Nợ của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, bỏ trốn, mất tích, khởi tố, ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhóm nợ chờ xử lý: Nợ của người nộp thuế đang chờ xử lý bao gồm nợ: nợ chờ điều chỉnh, nợ đang xử lý miễn giảm, đang chờ xóa nợ, đang được gia hạn, được khoanh nợ giãn nợ hoặc đang xử lý hoàn thuế.

- Nhóm nợ có khả năng thu: Nợ của người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhà nước nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Nợ có khả năng thu được phân loại như sau: - Nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày.

- Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày. - Nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày.

Ngoài công tác trên, đội QLN & CCNT còn chịu trách nhiệm thực hiện:

Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn thời gian nộp thuế, xóa nợ thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế, thẩm định và chuyển hồ sơ về nợ thuế lên cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện các biện pháp xử lý nợ và thu hồi nợ thuế.

Thường xuyên theo dõi xử lý nợ đối với người nộp thuế để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Ngoài ra, căn cứ quy chế phối hợp thực hiện quản lý thu nợ & cưỡng chế nợ thuế số 769/QCPH-CCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 và căn cứ sự chỉ đạo của BLĐ Chi cục

Thuế thành phố Pleiku, Đội QLN & CCNT được phân công phân bổ kế hoạch thu nợ đọng tiền thế, tiền phạt cho các đội quản lý thuế trong năm. Từ đó căn cứ theo số nợ tiền thuế, tiền phạt đã được phân loại cụ thể, lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu dự kiến thu phát sinh trong năm là phải trên 95%, nợ đọng có khả năng thu quá 90 ngày là 50% cho các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý liên phường, chợ. Còn lại 50% nợ đọng quá 90 ngày phân bổ cho viên chức trong Đội QLN & CCNT. Thường xuyên phối hợp với các đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học, để nhận thông tin về người nộp thuế, tình trạng nợ đọng thuế..., các Đội Kiểm tra thuế, các Đội Quản lý liên phường, chợ để cùng nhau phối hợp công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế.

Bảng 2.11: Nợ đọng thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ SXKD giai đoạn 2012-2014 (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % Số tiền thuế GTGT phải nộp 303.000.000 335.000.000 277.400.000 32.000.000 10,6 (57.600.000) (17,2) Số tiền thuế GTGT đã nộp 260.879.486 274.260.129 199.294.909 13.380.643 5,1 (74.965.220) (27,3) Số tiền thuế GTGT còn nợ 42.120.514 60.739.871 78.105.091 18.619.357 44,2 17.365.220 28,6

(Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ)

Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy: Số tiền thuế GTGT phải nộp ở Chi cục Thuế không ổn định qua các năm, cụ thể; năm 2013 tăng 32.000 triệu đồng tương ứng với tăng 10,6% so với năm 2012, năm 2014 giảm 57.600 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với giảm 17,2%. Tình hình nợ đọng thuế của Chi cục qua 3 năm tăng liên tục, năm 2012 nợ đọng là 42.120.514 nghìn đồng thì năm 2013 con số này đã tăng lên đạt 60.739.871 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng 44,2%. Năm 2014 nợ đọng tiếp tục tăng và đạt mức 78.105.091 nghìn đồng.

Qua 15 năm thực hiện Luật thuế GTGT, việc triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, công tác truy thu, chống trốn lậu thuế của các phòng ban tại Chi cục Thuế thành

phố Pleiku là rất tốt nhưng vẫn không thể tránh được tình trạng còn để nợ đọng thuế.

2.3.8. Xử lý hoàn thuế và kiểm tra thuế GTGT

Hoàn thuế:

Công tác hoàn thuế tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku được tiến hành như sau:

Sơ đồ 2.7. Quy trình xử lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku

Hướng dẫn NNT lập hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế của NNT và ghi vào sổ theo dõi Tiến hành kiểm tra hồ sơ

Phân loại đối tượng áp dụng, xác định số thuế được hoàn Lập Ủy nhiệm chi gửi KBNN huyện để tiến hành hoàn thuế

Tiến hành kiểm tra hoàn thuế Lưu hồ sơ

(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán - Tin học )

Bộ phận Kê khai và Kế toán thuế của Chi cục là bộ phận chính thực hiện việc xử lý hoàn thuế này. Bộ phận này hướng dẫn NNT lập và gửi đơn, hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho Chi cục Thuế, nếu có sai sót thì phải bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, nếu không giải trình được thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm. Sau khi NNT nộp hồ sơ xin được hoàn thuế, bộ phận hành chính tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển cho bộ phận quản lý thu thu trong ngày. Bộ phận này kiểm tra thủ tục, hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra đối tượng, trường hợp và các số liệu trên hồ sơ. Phân loại đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra, xác định số thuế được hoàn, nếu có sai sót thì phải trình cấp trên xem xét giải quyết. Lãnh đạo Chi cục ra quyết định hoàn thuế cho các bộ phận thực hiện lập ủy nhiệm chi hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước để tiến hành hoàn thuế.

Tất nhiên trong quá trình này phải được xem xét điều chỉnh số thuế phải nộp cho kỳ tính thuế sau. Bộ phận có liên quan nhận chứng từ hoàn thuế từ Kho bạc, nhập vào máy tính, hạch toán, kế toán số thuế đã hoàn và lập báo cáo. Bên cạnh đó lập danh sách các cơ sở cần kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục. Thành lập đoàn kiểm tra hoàn thuế cho NNT.

Lưu hồ sơ: bộ phận tin học tiến hành lưu hồ sơ và các quyết định liên quan về hoàn thuế.

Trong những năm qua, do suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp về vốn Chi cục đã thực hiện tốt công tác hoàn thuế đúng quy trình.

Bảng 2.12. Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2012 - 2014

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số hồ sơ xin hoàn thuế 96 55 38

Số đơn vị xin hoàn 80 50 35

Số thuế đề nghị hoàn (tr.đ) 145.515 94.857 35.553

Số hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế 87 53 36

Số tiền thuế đã hoàn (tr.đ) 138.056 88.357 31,065

Số hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế 9 2 2

Số tiền thuế không được hoàn (tr.đ) 7.459 6.500 4.480

(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán - Tin học )

Các đối tượng được hoàn thuế tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku chủ yếu là doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT mà trong ba tháng liên tục trở lên số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn ở đây là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ Luật nên vẫn còn tình trạng làm hồ sơ xin hoàn thuế nhưng không đủ điều kiện để hoàn thuế. Bên cạnh đó, tình trạng hồ sơ xin hoàn thuế của một số doanh nghiệp còn nhiều sai sót. Số hồ sơ của các doanh nghiệp xin hoàn thuế cũng khá nhiều nên số tiền thuế hoàn khá lớn.

Năm 2012, Chi cục đã xử lý hoàn thuế cho 87 bộ hồ sơ với số thuế thực hoàn là 138.056 triệu đồng. Năm 2013, Chi cục xử lý hoàn thuế 88.357 triệu đồng (với 53 bộ hồ sơ) và năm 2014, Chi cục cũng đã hoàn thuế 31.065 triệu đồng (với 36 bộ hồ sơ).

Nhờ thực hiện tốt chính sách đổi mới của Nhà nước về hoàn thuế, công tác hoàn thuế đã được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm bớt khó khăn về

vốn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định, hạn chế được tình trạng gian lận chiếm dụng tiền thuế của NN.

Kiểm tra thuế:

Đội Kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế của Chi cục thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 2.8. Quy trình kiểm tra thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku

(Nguồn: Đội kiểm tra)

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế:

+ Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra các loại hồ sơ thuế.

+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra các loại hồ sơ thuế.

Hàng năm Đội Kiểm tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách kiểm tra theo hướng dẫn: Đó là các cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp, có dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước; cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn,… và tất cả đều phải trình lên lãnh đạo cơ quan phê duyệt.

+ Lãnh đạo duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ thuế, Đội Kiểm tra tiến hành nội dung kiểm tra hồ sơ thuế và xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở.

+ Kiểm tra tại trụ sở NNT:

+ Đội Kiểm tra tiến hành kiểm tra tại trụ sở của NNT theo trình tự thủ tục. Lập biên bản kiểm tra theo quy định và lưu thành 04 bản: 01 bản NNT giữ, 01 bản Đoàn kiểm tra giữ, 01 bản gửi cho Đội Kê khai - Kế toán - Tin học lưu lại, 01 bản lưu tại Đội Kiểm tra của Chi cục Thuế.

+ Sau khi kiểm tra, Đội Kiểm tra tiến hành xử lý kết quả tại trụ sở NNT. Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra

Thu thập, khai thác thông tin các loại hồ sơ thuế Lựa chọn cơ sở kinh doanh để kiểm tra

Trình lên lãnh đạo cơ quan phê duyệt Nhận phê duyệt và tiến hành kiểm tra

Xử lý kết quả kiểm tra Tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT

Lưu hồ sơ Xử lý vi phạm

phải báo cáo lãnh đạo Chi cục về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế.

Sau đây là kết quả kiểm tra của Chi cục:

Bảng 2.13. Kết quả kiểm tra thuế GTGT giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số đơn vị đã kiểm tra 271 198 309

Truy thu và phạt (nghìn đồng) 14.728.271,74 6.909.597,37 7.087.453,85

(Nguồn: Đội Kiểm tra)

Hàng năm, Đội Kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Pleiku chỉ tiến hành kiểm tra trên một số đối tượng doanh nghiệp trên địa bàn, riêng với hộ SXKD thì đã được các Đội thuế liên xã, phường đôn đốc thu nộp, kiểm tra và hàng năm các hộ SXKD trên địa bàn vẫn luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế GTGT của mình. Qua quá trình lựa chọn cơ sở kinh doanh và lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế, hàng năm Đội Kiểm tra thuế của Chi cục Thuế thành phố Pleiku tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể: Năm 2012, Đội Kiểm tra thuế của Chi cục đã tiến hành kiểm tra 271 doanh nghiệp, năm 2013 kiểm tra 198 doanh nghiệp và đến năm 2014 cũng tiến hành kiểm tra 309 doanh nghiệp. Đây là các doanh nghiệp có rủi ro về thuế GTGT và có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật về thuế GTGT kém (nộp hồ sơ không đầy đủ, sai sót, vi phạm về hồ sơ và không nộp đủ số thuế đã kê khai hàng năm...) hoặc có dấu hiệu không bình thường về khai thuế so vơi tháng hoặc năm trước, có doanh thu năm trước và số thuế phải nộp lớn.

Nhìn vào bảng số liệu 2.13 trên ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay rằng, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế trên địa bàn diễn ra rất nguy hiểm, cũng may nhờ sự công minh và phát hiện kịp thời của cán bộ, cán bộ công chức Chi cục mà hàng năm đã truy thu được số lượng đáng kể số thuế GTGT, bổ sung cho nguồn thu NSNN. Số thuế truy thu được hàng năm tương đối đều nhau. Năm 2012, truy thu và phạt 14,728,271.74 nghìn đồng; năm 2013 truy thu và phạt 6,909,597.37 nghìn đồng và năm 2014 truy thu và phạt 7,087,453.85 nghìn đồng.

2.3.9. Quản lý hồ sơ NNT thuế GTGT

Công việc này do Đội kê khai - Kế toán - Tin học thực hiện. Đội tiến hành lập và tổng hợp, quản lý hồ sơ của NNT, gồm: hồ sơ đăng ký thuế, thông báo thuế, các hồ sơ và quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, biên bản kiểm

tra, quyết định xử lý kiểm tra, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp… Thời hạn lưu trữ hồ sơ là 10 năm sau khi doanh nghiệp phá sản, giải thể.

Đồng thời Đội cũng lưu giữ các tờ khai, bảng kê, chứng từ nộp thuế trong thời hạn 5 năm.

Công tác quản lý hồ sơ của Chi cục được tiến hành rất chặt chẽ, đảm bảo không có tình trạng thất lạc, nhầm lẫn hồ sơ.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku, bao gồm hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan.

2.4.1. Nhân tố khách quan

Chính sách quản lý của Nhà nước

Các quy định, chính sách quản lý của Nhà nước trong giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế GTGT. Đặc biệt là chính sách tạo điều kiện hỗ trợ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w