Khái niệm
Quản lý thuế GTGT là một trong những nội dung quản lý của quá trình quản lý thuế, theo đó: Quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho Ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT.
Sự cần thiết của quản lý thuế GTGT
Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của Luật thuế GTGT. Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế
GTGT được áp dụng ở các quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuế GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó. Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cấp. Trong công tác quản lý thuế GTGT, Cục thuế, Chi cục Thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Uỷ ban nhân dân, Sở Kế hoạch đầu tư... để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển nguồn thu.
Ở Việt Nam, công tác quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục thuế và Chi cục Thuế. Cục thuế quản lý các doanh nghiệp còn Chi cục Thuế quản lý các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thuộc Chi cục quản lý.