Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 81)

3.2.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thứ trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và NNT.

Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của NNT. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và NNT theo hướng NNT là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy của NNT. Cơ quan thuế và NNT là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT của Chi cục Thuế đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý thuế mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do địa bàn của thành phố Pleiku quá rộng, có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống nên trình độ hiểu biết về pháp luật thuế còn yếu. Hơn nữa nội dung tuyên truyền còn chưa phong phú chưa thực sự hấp dẫn, do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền cho NNT hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó giúp cho NNT thay đổi suy nghĩ và tự giác hơn trong việc kê khai và nộp thuế GTGT.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp

Nội dung giải pháp gồm 3 bước:

- Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT.

- Tổ chức thức hiện các hình thức tuyên truyền, hộ trợ NNT. - Báo cáo công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.

Nội dụng cụ thể của từng bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Căn cứ vào chương trình công tác, phương hướng nhiệm vụ của Chi cục Thuế trong thời gian tới; chương trình sữa đổi, bổ sung các chính sách thuế; kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ và kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu hỗ trợ của NNT vủa các năm trước, Đội tuyên truyền, hỗ trợ NNT tiến hành lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong thời gian tới.

Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT hàng năm của cơ quan thuế bao gồm 3 phần chính: Kế hoạch tuyên truyền về thuế, kế hoạch hỗ trợ NNT và kế hoạch kiểm tra công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT tại cơ quan thuế. Nội dung cụ thể từng phần như sau:

- Kế hoạch tuyên truyền về thuế bao gồm 2 phần:

+ Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên: Là kế hoạch tuyên truyền hằng năm với các nội dung, hình thức tuyên truyền tương đối ổn định.

+ Kế hoạch tuyên truyền trọng điểm: Là kế hoạch tuyên truyền theo yêu cầu, đặc biệt khi có những thay đổi lớn về pháp luật thuế để định hướng sự quan tâm, chú ý của công luận theo các mục tiêu của ngành thuế trong từng thời kỳ.

- Kế hoạch hỗ trợ NNT bao gồm các nội dung: + Tổ chức hội thảo đối thoại với NNT

+ Xây dựng và cung cấp tài liệu hỗ trợ NNT + Giải đáp vướng mắc về thuế.

Bước 2: Tổ chức thức hiện các hình thức tuyên truyền, hộ trợ NNT

• Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp

- Vụ tuyên truyền hỗ trợ Tổng cục Thuế chủ trì soạn thảo nội dung, phát hành tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm tuyên truyền về thuế cấp phát cho toàn ngành; có sự phân loại ấn phẩm phù hợp với đối tượng tuyên truyền.

- Chi cục Thuế thành phố Pleiku tiếp nhận tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm tuyên truyền từ Cục thuế Gia Lai và sử dụng các tờ rơi, tờ gấp do Tổng cục Thuế phát hành để

phát cho các đối tượng nộp thuế và để tại phòng tiếp dân tại Chi cục Thuế để NNT có thể dễ dàng tiếp cận với những chính sách về thuế của Nhà nước.

• Tuyên truyền qua panô, áp phích

- Xây dựng mới thêm 10 panô áp phích với trị giá 1.100.000 đồng/ bản đặt ở các tuyến đường, và trung tâm thành phố Pleiku.

- Tiến hành sữa chữa lại, thay nội dung tuyên truyền của 5 Panô, áp phích cũ trên các tuyến đường chính của thành phố Pleiku nhằm đảm bảo mỹ quan và nội dung tuyên truyền phù hợp. Giá sữa chữa, thay đổi nội dung là 350.000 đồng/ bản.

• Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Xây dựng kế hoạch: Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT phối hợp với đài tuyền thanh, truyền hình thành phố Pleiku để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở các chuyên mục về thuế.

- Triển khai thực hiện: Trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền thuế đã được duyệt và tình hình thực tế tại thành phố, cơ quan thuế cung cấp thông tin, tài liệu cần tuyên truyền cho cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị sản xuất chương trình.

+ Phát sóng trên truyền hình: chương trình phát sóng vào lúc 10h30’ ngày 5 hàng tháng, thời lượng phát sóng là 15 phút, chi phí là 1.500.000/ lượt phát sóng.

+ Phát trên đài phát thanh: Nội dung tuyên truyền thuế sẽ được đưa lồng vào trong các chuyên mục giải đáp chính sách pháp luật, chuyên mục tiếng Gia Rai để các đồng bào dân tộc có thể hiểu sâu hơn về thuế nói chung và thuế GTGT mới sữa đổi bổ sung nói riêng. Chi phí khoảng 10.000.000 đồng/ năm.

• Tổ chức hội thảo đối thoại với NNT

Ban lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Pleiku tổ chức “ Hội thảo về Luật Thuế GTGT 2015 sửa đổi, bổ sung”.

- Kinh phí dự kiến: 10.000.000 đồng - Thời gian tổ chức: từ 7h30 – 11h

- Địa điểm: Hội trường Chi cục Thuế thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai - Thành phần tham dự:

+ Về phía Chi cục Thuế: Chú Nguyễn Đình Chuyên Chi cục phó Chi cục Thuế thành phố Pleiku và các cán bộ thuế ở Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT, Đội kiểm tra, Đội thuế liên xã phường.

+ Về phía NNT: Các cơ sơ kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh Gia Lai.

+ Khi NNT đến, bộ phận thư ký phát tài liệu, tờ rơi về thuế cho NNT. + Đại diện Chi cục Thuế thành phố Pleiku trình bày:

 Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Thuế GTGT của các đối tượng nộp thuế năm 2014.

 Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

 Những điểm mới, nhưng thay đổi trong Luật Thuế sữa đổi, bổ sung năm 2015 so với Luật Thuế cũ.

+ Đối tượng nộp thuế chia sẽ nhưng khó khăn, vướng mắc của mình để Chi cục Thuế tư vấn, tạo điều kiên giúp đỡ.

- Kết thúc hội thảo:

+ Đối với các vứng mắc đã trả lời tại hội thảo, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ và rà soát lại nội dung và tổng hợp thành các vấn đề mà NNT thường vướng mắc để báo cáo cho Cục Thuế Gia Lai.

+ Đối với những vướng mắc chưa trả lời kịp tại buổi hội thảo, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ phải tổng hợp theo vấn đề và trả lời cho NNT bằng văn bản.

Bước 3: Báo cáo công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Hàng năm bộ phận tuyên truyền hỗ trợ có trách nhiệm tổng hợp các vướng mắc của NNT và tổng kết, đánh giá tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế gửi về cơ quan thuế cấp trên.

- Báo cáo kết quả tuyên truyền hỗ trợ:

+ Đánh giá chung tình hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuế và tình hình hỗ trợ NNT trong kỳ.

+ Những tồn tại, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. + Phương hướng công tác tuyên truyền trong kỳ tới. + Kiến nghị đề xuất.

3.2.1.3. Những kết quả dự kiến đạt được

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế GTGT. Giúp NNT hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó thay đổi suy nghĩ về nghĩa vụ thuế, dần dần tiến tới tự giác trong quá trình kê khai và nộp thuế GTGT.

- NNT biết những thay đổi trong Luật Thuế GTGT mới sửa đổi, bổ sung để có thể thực hiện theo đúng quy định mới ban hành. Hạn chế được những sai sót trong kê khai, kế toán thuế.

- Thông qua các buổi tập huấn, đối thoại, hội thảo Chi cục Thuế có thể giải đáp những thắc mắc về thuế của NNT, tạo điều kiện giúp đỡ các trường hợp gặp khó khăn, tạo sự gắn kết giữa Chi cục Thuế và đối tượng nộp thuế.

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ 3.2.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 3.2.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và được quy định trong các Luật Thuế. Tuy nhiên, công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Pleiku vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Tình trạng gian lận thuế vẫn còn nhiều, tình trạng thất thu thuế còn xảy ra. Số doanh nghiệp cố tình vi phạm Luật Thuế, gian lận thuế ngày càng nhiều, các doanh nghiệp chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa nghiêm... trong khi công tác kiểm tra chưa phát hiện kịp thời và triệt để. Nhân sự Đội kiểm tra thuế còn ít, Đội kiểm tra thuế lại được giao xử lý lượng công việc lớn, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phải tiến hành kiểm tra rất nhiều doanh nghiệp, do đó việc kiểm tra diễn ra chậm cũng như không đạt hiệu quả như mong muốn. Theo thống kê, từ năm 2012 đến năm 2014 có 380 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm nhưng trên thực tế con số này cao hơn, vì khâu kiểm tra còn chưa được kỹ càng, nên vẫn chưa phát hiện được.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp

Nội dung thực hiện giải pháp được thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, phải thực hiện tốt cả hai mặt: Kiểm tra đối tượng nộp thuế và kiểm tra nội bộ ngành thuế. Cán bộ kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Cán bộ kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Thuế để ra thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh hết trong hồ sơ khai thuế. Đồng thời, Chi cục Thuế cần thường

xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra nội bộ. Công tác này giúp Chi cục phát hiện được các vấn đề tồn tại như việc quản lý thu, nộp tiền thuế đối với cán bộ, ủy nhiệm thu của hệ thống kho bạc. Hoặc, sau khi thu xong, Đội thuế còn chậm nộp tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào NSNN, một số biên lai còn bị tẩy xóa, chưa phản ánh số nợ thuế của các hộ khoán từ năm trước chuyển sang vào sổ bộ thuế, công tác lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, công tác theo dõi báo cáo nợ thuế chưa chính xác, một số biện pháp nghiệp vụ về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa thực hiện đầy đủ theo quy trình...

Thứ hai, củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra thuế, phân bổ nguồn lực cho công tác kiểm tra thuế, cần phải được tăng cường tối thiểu là 30% nguồn lực của ngành thuế phải được giành cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Mỗi năm, Cục Thuế đều tuyển dụng thêm một số lượng nhất định cán bộ thuế. Do đó, Chi cục có thể đề nghị Cục thuế phân công thêm một vài cán bộ thuế về Chi cục, đặc biệt là điều về Đội kiểm tra, nhằm tăng cường nhân lực bên mảng kiểm tra. Hiện tại, Đội kiểm tra thuế chỉ mới có 23 cán bộ kiểm tra, đề nghị tăng lên thêm 7 cán bộ cho Đội. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗ cán bộ thuế, nhưng có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Thứ ba, Chi cục Thuế cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ kiểm tra thuế. Trước hết, cần ưu tiên xây dựng bản mô tả công việc cho từng cán bộ thuế. Trên cơ sở đó, đánh giá những kiến thức mà cán bộ còn thiếu, yếu, để xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức đào tạo cán bộ phù hợp, cũng như làm căn cứ đánh giá, bố trí, luân phiên, luân chuyển cán bộ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi thường ngắn thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế kiểm tra thuế đồng thời phải tổ chức giám sát chặt chẽ cán bộ kiểm tra thuế, giám sát từng cuộc kiểm tra thuế. Để đảm bảo cho cơ chế tự kê khai nộp thuế có hiệu quả thì vấn đề kiểm tra cũng cần phải được tăng cường, nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế và các hành vi gian lận trong thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa số thuế đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo Luật Thuế.

Khi tăng số lượng, cũng như chất lượng cán bộ thuế thì công tác kiểm tra thuế sẽ đạt hiệu quả cao hơn, truy thu được những phần thuế bị thất thu trước đó, giảm được tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, các cán bộ thuế sẽ phát hiện được những gian lận, sai sót trong quá trình quản lý kê khai thuế trước đó để kịp thời ngăn chặn và xử lý những vi phạm về kê khai thuế GTGT, hạn chế thất thu thuế cho NSNN.

Công tác kiểm tra nội bộ khiến các cán bộ thuế có trách nhiệm hơn trong việc, giúp họ cố gắng, nổ lực hơn trong công việc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác kiểm tra thuế giúp cho người nộp thuế nhận biết được các rủi ro khi không tuân thủ hoặc vi phạm Luật Thuế GTGT vì nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt thích đáng. Từ đó người nộp thuế tự giác tuân thủ những quy định của pháp luật về thuế.

3.2.3. Một số giải pháp khác

Tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng và xử lý vi phạm về ấn chỉ, hóa đơn cho mọi đối tượng; tìm ra quy chế phù hợp để tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận.

Người nộp thuế GTGT là những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nhưng họ chỉ là người nộp hộ số thuế mà người tiêu dùng đã nộp thông qua giá cả. Vì vậy, việc có quản lý và thu đủ số thuế GTGT hay không liên quan đến ý thức đòi hỏi hoá đơn hợp pháp của người mua hàng. Nếu người mua hàng không lấy hóa đơn hoặc không quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn thì sẽ không thể kiểm soát được người bán hàng gian lận trong việc sử dụng hoá đơn, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Trong thành phố, việc dùng hóa đơn, chứng từ của người dân là rất hạn chế, cần tuyên truyền, góp ý mạnh vào vấn đề này, tạo thói quen lấy hóa đơn cho người dân.

Hơn thế nữa, tình hình sai sót trong ấn chỉ, hóa đơn thường nhiều, cán bộ thuế cần hướng dẫn cụ thể các thông tin trên hóa đơn, các vi phạm xảy ra sẽ xử phạt ra sao,… ngay khi doanh nghiệp mua hóa đơn, ấn chỉ tại Chi cục Thuế hay cả khi duyệt mẫu hóa đơn tự in của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ GTGT tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w